Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
- Dược chất: Fluoxetin hydroclorid 22,40mg (tương đương fluoxetin 20mg).
- Tá dược: Tinh bột ngô, saccharose, simethicon 30%, magnesi stearat, vỏ nang.
2. Công dụng (Chỉ định)
Người lớn:
- Bệnh trầm cảm.
- Hội chứng hoảng sợ: có hoặc không kèm với chứng sợ khoảng trống.
- Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế.
Chứng ăn – ói: Fluoxetin được chỉ định như một liệu pháp tâm lý bổ sung nhằm giảm sự ăn uống vô độ và hành động đào thải.
Trẻ em và thanh thiếu niên ≥ 8 tuổi:
Điều trị bệnh trầm cảm từ trung bình đến nặng, nếu bệnh trầm cảm không khỏi sau 4 – 6 đợt điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Cân nhắc dùng các thuốc chống trầm cảm và chỉ được dùng kết hợp với liệu pháp tâm lý cho trẻ em có bệnh trầm cảm từ trung bình đến nặng.
3. Cách dùng – Liều dùng
Liều lượng
Sử dụng viên có hàm lượng thích hợp.
Người lớn:
Bệnh trầm cảm:
- Liều khuyến cáo 20 mg/ngày.
- Liều dùng cần được xem xét lại và điều chỉnh nếu cần thiết trong vòng 3 – 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị và sau đó dựa vào đánh giá lâm sàng thích hợp. Mặc dù tác dụng không mong muốn có thể tăng ở liều cao hơn nhưng với một số bệnh nhân không đáp ứng đủ với liều 20mg thì có thể tăng liều dần dần đến liều tối đa 60mg. Việc điều chỉnh liều cần được thực hiện cẩn thận trên từng bệnh nhân để xác định liều thấp nhất có hiệu quả cho mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân trầm cảm nên được điều trị trong thời gian ít nhất 6 tháng để đảm bảo các triệu chứng trầm cảm không còn.
Hội chứng hoảng sợ:
- Liều khởi đầu 10 mg/ngày.
- Sau 1 tuần điều trị có thể tăng liều 20 mg/ngày. Nếu không có dấu hiệu cải thiện trong một vài tuần điều trị có thể tăng liều fluoxetin đến 60 mg/ngày.
Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế
- Liều khuyến cáo 20 mg/ngày.
- Mặc dù tác dụng không mong muốn có thể tăng ở liều cao hơn nhưng với một số bệnh nhân không đáp ứng đủ sau 2 tuần với liều 20mg thì có thể tăng liều từ từ đến liều tối đa 60mg.
- Nếu không cải thiện trong vòng 10 tuần, cần xem xét lại việc điều trị với fluoxetin. Nếu đáp ứng tốt, tiếp tục điều trị với liều điều chỉnh tùy từng bệnh nhân. Mặc dù chưa có các nghiên cứu mang tính hệ thống về thời gian điều trị với fluoxetin, rối loạn ám ảnh – cưỡng chế là một bệnh mạn tính và xem xét điều trị liên tục trong khoảng 10 tuần là hợp lý ở những bệnh nhân đáp ứng. Chỉnh liều cần được thực hiện cẩn thận tùy từng trường hợp cụ thể để xác định liều duy trì thấp nhất có hiệu quả. Cần phải định kỳ đánh giá lại sự cần thiết của việc điều trị. Một số nhà lâm sàng kết hợp liệu pháp tâm lý hành vi ở những bệnh nhân đáp ứng tốt với liệu pháp sử dụng thuốc.
- Hiệu quả lâu dài (hơn 24 tuần) chưa được chứng minh ở bệnh rối loạn ám ảnh-cưỡng chế.
Chứng ăn – ói:
Liều khuyến cáo 60 mg/ngày. Hiệu quả lâu dài (hơn 3 tháng) chưa được chứng minh.
Tất cả các chỉ định:
Liều khuyến cáo có thể tăng hay giảm. Liều trên 80 mg/ngày chưa được đánh giá một cách hệ thống.
Trẻ em và thanh thiếu niên ≥8 tuổi (mắc bệnh trầm cảm từ trung bình đến nặng):
Việc điều trị nên được bắt đầu và theo dõi dưới sự giám sát của chuyên gia. Liều khởi đầu 10 mg/ngày. Việc điều chỉnh liều cần được thực hiện cẩn thận trên từng bệnh nhân cụ thể nhằm xác định liều thấp nhất có hiệu quả. Sau 1 – 2 tuần, có thể tăng lên 20 mg/ngày. Các thử nghiệm lâm sàng với liều hàng ngày trên 20mg còn rất ít. Chỉ có một vài dữ liệu về điều trị kéo dài hơn 9 tuần.
Liều lượng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt
- Trẻ nhẹ cân: Do nồng độ thuốc trong huyết tương ở trẻ nhẹ cân cao hơn nên hiệu quả điều trị có thể đạt được ở liều thấp hơn. Ở những bệnh nhi đáp ứng điều trị, cần đánh giá lại sau khi điều trị liên tục 6 tháng. Nếu không đạt hiệu quả sau 2 tuần điều trị, nên xem xét lại quá trình điều trị.
- Người cao tuổi: Cần thận trọng khi tăng liều và liều hàng ngày thường không quá 40mg. Liều tối đa khuyến cáo 60 mg/ngày.
- Bệnh nhân suy gan: Nên cân nhắc dùng liều thấp hơn hoặc số lần dùng thuốc ít hơn (ví dụ 20mg, 2 ngày một lần) ở bệnh nhân suy gan, hay bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc có thể gây tương tác với fluoxetin.
Cách dùng
- Tránh ngưng thuốc đột ngột. Khi ngưng điều trị với fluoxetin cần giảm liều từ từ trong ít nhất 1 hoặc 2 tuần để giảm nguy cơ các phản ứng ngưng thuốc. Nếu các triệu chứng không dung nạp xảy ra sau khi giảm liều hay ngưng điều trị đột ngột, có thể xem xét sử dụng lại liều trước đó. Sau đó, bác sĩ có thể tiếp tục giảm liều nhưng với tốc độ chậm hơn.
- Nếu bệnh nhân quên dùng thuốc, uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều tiếp theo như thường lệ. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Uống thuốc tại cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân nhớ uống thuốc đều đặn.
- Dùng đường uống. Có thể uống 1 liều hoặc chia thành nhiều liều, uống trong hoặc giữa bữa ăn. Khi ngưng sử dụng thuốc, dược chất vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tuần sau đó và nên nhớ điều này khi bắt đầu hay ngưng điều trị.
- Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
- Không nên vứt bỏ thuốc vào nước thải hay rác sinh hoạt.
Hỏi ý kiến dược sĩ cách bỏ thuốc không sử dụng nữa. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ môi trường.
– Quá liều
Triệu chứng
Các trường hợp quá liều fluoxetin đơn trị thường nhẹ. Các triệu chứng quá liều gồm buồn nôn, nôn, co giật, rối loạn chức năng tim mạch từ loạn nhịp tim không có triệu chứng (bao gồm loạn nhịp tâm thất và loạn nhịp nút) hoặc thay đổi điện tâm đồ với khoảng QT kéo dài đến ngừng tim (kể cả trường hợp rất hiếm gặp là xoắn đỉnh), bất thường chức năng phổi và thay đổi trạng thái hệ thần kinh trung ương từ kích thích đến hôn mê. Tử vong do quá liều fluoxetin đơn trị thường rất hiếm.
Cách xử trí
- Cần theo dõi tim và các dấu hiệu sinh tồn cùng với các triệu chứng chung và các biện pháp hỗ trợ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
- Lợi tiểu cưỡng bức, thẩm phân máu, lọc máu hấp phụ và truyền thay máu vẫn chưa biết rõ là có lợi hay không. Than hoạt tính, có thể được sử dụng với sorbitol, có thể hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với gây nôn hoặc rửa ruột. Khi xử lý quá liều, hãy cân nhắc khả năng quá liều do nhiều thuốc. Có thể cần thêm thời gian giám sát y khoa chặt chẽ ở những bệnh nhân đã dùng quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng nều họ đang dùng hoặc đã dùng fluoxetin gần đây.
4. Chống chỉ định
- Quá mẫn với fluoxetin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Dùng đồng thời với thuốc ức chế không hồi phục và không chọn lọc monoamin oxidase (nhu iproniazid).
- Dùng đồng thời với metoprolol (để điều trị suy tim).
5. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất ở bệnh nhân điều trị với fluoxetin là đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi và tiêu chảy. Các tác dụng không mong muốn có thể giảm cường độ và tần suất khi tiếp tục điều trị và thường không cần phải ngưng điều trị.
Các tác dụng không mong muốn được quan sát khi điều trị với fluoxetin ở người lớn và trẻ em. Một vài tác dụng không mong muốn là tác dụng thường gặp với các thuốc SSRI khác.
Các tác dụng không mong muốn được phân nhóm theo tần suất:
Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 <= ADR < /10)
Ít gặp (1/1.000 <= ADR < 1/100).
Hiếm gặp (1/10.000 <= ADR < 1/1.000).
Rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000) và không rõ tần suất (tần suất không ước tính được từ dữ liệu sẵn có).
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu (hiếm gặp).
- Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh (hiếm gặp).
- Nội tiết: Tiết hormon chống lợi tiểu không thích hợp (hiếm gặp).
- Dinh dưỡng và chuyển hóa: Giảm cảm giác thèm ăn (bao gồm biếng ăn) (thường gặp). Hạ natri huyết (hiếm gặp).
- Tâm thần: Mất ngủ (bao gồm thức giấc sớm, mất ngủ đầu đêm, mất ngủ giữa đêm) (rất thường gặp). Lo âu, dễ cáu kỉnh, bồn chồn, căng thẳng, suy giảm tình dục (bao gồm mất khả năng tình dục), rối loạn giấc ngủ, giấc mơ bất thường (bao gồm cơn ác mộng) (thường gặp). Giải thể nhân cách, tâm trạng phấn chấn, bay bổng, bất thường trong suy nghĩ, rối loạn cực khoái, nghiến răng lúc ngủ, ý nghĩ và hành vi tự tử (bao gồm quyết tâm tự tử, trầm cảm dẫn đến tự tử, cố ý hoặc có ý nghĩ tự gây thương tích, hành vi tự tử, cố gắng tự tử, suy nghĩ không lành mạnh, hành vi tự gây thương tích (ít gặp). Hưng cảm nhẹ, hưng cảm, ảo giác, kích động, cơn hoảng sợ, lú lẫn, rối loạn ngôn ngữ, gây hấn (hiếm gặp).
- Thần kinh: Đau đầu (rất thường gặp). Rối loạn chú ý, choáng váng, rối loạn vị giác, hôn mê, ngủ gà (bao gồm ngủ quá nhiều, ngủ mê), run (thường gặp). Vận động tâm lý quá mức, rối loạn vận động, mất điều hòa, rối loạn cân bằng, giật rung cơ, suy giảm trí nhớ (ít gặp). Cơn co giật, hội chứng bồn chồn và rối loạn liên quan đến vận động vô ý, hội chứng serotonin (hiếm gặp).Mắt: Nhìn mờ (thường gặp). Giãn đồng từ (ít gặp).
- Tai và tiền đình: Ù tai (hiếm gặp).
- Tim mạch: Đánh trống ngực, kéo dài khoảng QT (QTcF > 450 mili giây) (thường gặp). Loạn nhịp thất bao gồm xoắn đỉnh (hiếm gặp).
- Mạch máu: Đỏ bừng (thường gặp). Tụt huyết áp (ít gặp). Viêm mạch máu, giãn mạch (hiếm gặp).
Hô hấp: Ngáp (thường gặp). Khó thở, chảy máu cam (ít gặp). Viêm hầu, các tác dụng liên quan đến phổi (các quá trình viêm của các mô bệnh học và/hoặc chứng xơ hóa) (bao gồm xẹp phổi, bệnh kẽ phổi, viêm phổi) (hiếm gặp).
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn (rất thường gặp). Nôn, khó tiêu, khô miệng (thường gặp). Khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa (bao gồm chảy máu lợi, nôn ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết trực tràng, tiêu chảy ra máu, phân đen, và xuất huyết do viêm đường tiêu hóa) (ít gặp); đau thực quản (hiếm gặp). - Gan-mật: Viêm gan cơ địa (hiếm gặp).
- Da và mô dưới da: Phát ban (bao gồm hồng ban, ban bong tróc, ban nhiệt, phát ban, phát ban đỏ, phát ban diện rộng, phát ban dạng vết, ban sần, ban giống ban đỏ, nốt ban sần, ban ngứa, ban mụn nước, ban có chấm đỏ ở giữa), mày đay, ngứa, tăng tiết mồ hôi (thường gặp). Rụng tóc, tăng vết thâm trên da, mồ hôi lạnh (ít gặp). Phù mạch, vết bầm máu, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, ban xuất huyết, thống ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) (hiếm gặp).
- Coxrong và mô liên kết: Đau khớp (thường gặp). Giật cơ (ít gặp). Đau cơ (hiếm gặp).
- Thận và tiết niệu: Đi tiểu thường xuyên (bao gồm tiểu nhắt) (thường gặp).
- Tiểu khó (ít gặp). Bí tiểu, rối loạn tiểu tiện (hiếm gặp).
- Hệ sinh sản và tuyến vú: Chảy máu phụ khoa (bao gồm xuất huyết cổ tử cung, rối loạn tử cung, chảy máu tử cung, xuất huyết cơ quan sinh dục, đa kinh kéo dài, rong kinh, xuất huyết sau kinh nguyệt, chảy máu âm đạo), rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh (bao gồm xuất tinh kém, giảm chức năng xuất tinh, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, xuất tinh ngược dòng) (thường gặp). Rối loạn tình dục (ít gặp). Tiết sữa bất thường, tăng nồng độ prolactin trong máu, cương cứng kéo dài (hiếm gặp).
- Rối loạn tổng quát: Mệt mỏi (bao gồm suy nhược) (rất thường gặp). Cảm giác bồn chồn, ớn lạnh (thường gặp). Khó chịu, cảm giác bất ổn, cảm thấy nóng hay lạnh (ít gặp). Xuất huyết màng nhầy (hiếm gặp).
- Xét nghiệm: Giảm cân (thường gặp). Tăng enzym gan (transaminase, gama-glutamyltransferase) (ít gặp).
- Gãy xương: Các nghiên cứu dịch tễ học chủ yếu tiến hành ở bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên cho thấy nguy cơ gãy xương tăng lên ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs). Cơ chế của nguy cơ này chưa được biết.
Trẻ em: Các trường hợp riêng biệt cho thấy có thể làm chậm dậy thì hoặc rối loạn chức năng sinh sản (tình dục) đã được báo cáo từ việc sử dụng lâm sàng trên trẻ em. Trong các thử nghiệm lâm sàng, chứng tràn dịch màng phổi thường được báo cáo, và điều trị với fluoxetin có liên quan đến giảm phosphatase kiềm.
Hướng dẫn xử trí tác dụng không mong muốn:
- Nếu bệnh nhân có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự tử vào bất kỳ thời điểm nào, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu bệnh nhân bị phát ban hoặc phản ứng dị ứng với các triệu chứng như ngứa, sưng môi/lưỡi hoặc thở khò khè/khó thở, ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào sau đây: Bồn chồn, không thể đứng hoặc ngồi yên (có thể bị chứng ngồi không yên, việc tăng liều fluoxetin có thể làm bệnh nhân cảm thấy tồi tệ hơn); da bắt đầu ửng đỏ, phản ứng da đa dạng, da bong hay bong tróc; mất ngủ, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và mệt mỏi; hội chứng serotonin (bao gồm sốt không rõ nguyên nhân kèm thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run/cứng cơ, lú lẫn, kích động mạnh hoặc buồn ngủ; ốm yếu, uể oải hay lú lẫn (thường xảy ra ở người cao tuổi đang uống thuốc lợi tiểu); cương cứng kéo dài và đau đớn; cáu kỉnh và kích động mạnh; các vấn đề về tim, như nhịp tim nhanh hoặc không đều, choáng, ngã quỵ hay choáng váng khi đang đứng, có thể là biểu hiện của nhịp tim bất thường. Có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường, hoặc chất thay thế nước bọt để giảm khô miệng, đến bác sĩ khám nếu khô miệng kéo dài quá 2 tuần.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụng– Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi:
Phản ứng dị ứng và phát ban: Phát ban, phản ứng phản vệ và triệu chứng toàn thân tiến triển, đôi khi nghiêm trọng (liên quan đến da, thận, gan hoặc phổi) đã được báo cáo. Khi xuất hiện phát ban hoặc các hiện tượng dị ứng khác mà không thể xác định nguyên nhân, nên ngưng sử dụng fluoxetin.
Tự tử/ý nghĩ tự tử hoặc tình trạng lâm sàng xấu đi:
Ngồi không yên/cảm giác bồn chồn trong tâm thần vận động: Việc sử dụng fluoxetin có liên quan đến sự tiến triển của chứng ngồi không yên, đặc trưng bởi cảm giác khó chịu hoặc bồn chồn, lo âu và cấn phải di chuyển, thường kèm theo tâm trạng không thể ngồi hoặc đứng yên, và hay xảy ra nhất trong vài tuần đầu điều trị. Ở những bệnh nhân có những triệu chứng này, tăng liều có thể gây bất lợi. Hội chứng cai thuốc khi ngưng điều trị với SSRIs:
Ảnh hưởng lên tim mạch:
Thuốc ức chế không hồi phục và không chọn lọc monoamin oxidase (MAO) như iproniazid: (xem mục “Tương tác của thuốc”). – Thai kỳ và cho con búPhụ nữ mang thai
Phụ nữ cho con bú Fluoxetin và chất chuyển hóa norfluoxetin được bài tiết vào sữa mẹ. Các tác dụng không mong muốn đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Nếu bắt buộc điều trị bằng fluoxetin, nên ngưng cho con bú; tuy nhiên, nếu tiếp tục cho con bú, nên dùng liều fluoxetin thấp nhất có hiệu quả. – Khả năng lái xe và vận hành máy mócMặc dù fluoxetin không ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh ở những người tình nguyện khỏe mạnh, tuy nhiên bất kỳ loại thuốc thần kinh nào cũng có thể làm giảm khả năng phán đoán hoặc các kỹ năng. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm cho đến khi chắc chắn rằng những khả năng này của họ không bị ảnh hưởng. – Tương tác thuốcThời gian bán thải: Cần nhớ thời gian bán thải dài của fluoxetin và norfluoxetin khi xem xét các tương tác thuốc về dược lực học được động học (chẳng hạn đổi từ fluoxetin sang một thuốc chống trầm cảm khác). Phối hợp thuốc chống chỉ định:
Phối hợp thuốc không được khuyến cáo:
Phối hợp thuốc cần thận trọng:
Tương kỵ của thuốc Không áp dụng. |
7. Dược lý
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Hấp thu
Fluoxetin được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa sau khi uống. Sau khi uống liều fluoxetin 40mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt 15 – 55 ng/mL sau 6 – 8 giờ. Sinh khả dụng đường uống đạt 80 – 95% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn mặc dù thời gian hấp thu bị trì hoãn.
Phân bố
Fluoxetin liên kết cao với protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố rộng (thể tích phân bố 20 – 40 L/kg). Nồng độ huyết tương đạt trạng thái ổn định sau khi dùng thuốc trong nhiều tuần. Nồng độ ổn định sau khi dùng dài ngày giống nồng độ ở thời điểm 4 – 5 tuần.
Chuyển hóa
Fluoxetin có đặc tính dược động học không tuyến tính với tác dụng chuyển hóa qua gan lần đầu. Fluoxetin được chuyển hóa chủ yếu nhờ enzym CYP2D6. Fluoxetin được chuyển hóa chủ yếu qua gan thành chất chuyển hóa có hoạt tính norfluoxetin (desmethylfluoxetin) nhờ quá trình demethyl hóa.
Thải trừ
Thời gian bán thải của fluoxetin 4 – 6 ngày và của norfluoxetin 4 -16 ngày. Do thời gian bán thải dài nên sau khi ngưng thuốc khoảng 5 – 6 tuần, fluoxetin vẫn còn hiện diện trong huyết tương. Fluoxetin được thải trừ chủ yếu qua thận (khoảng 60%) và qua được sữa mẹ.
Dược động học trên một số đối tượng lâm sàng đặc biệt
- Người cao tuổi: Các thông số động học không thay đổi ở người cao tuổi khỏe mạnh khi so với những người trẻ tuổi.
- Trẻ em: Ở trẻ em, nồng độ trung bình fluoxetin cao hơn khoảng 2 lần và nồng độ trung bình norfluoxetin cao gấp 1,5 lần so với trẻ vị thành niên. Nồng độ ổn định trong huyết tương phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và cao hơn ở trẻ nhẹ cân. Cũng như ở người lớn, fluoxetin và norfluoxetin tích lũy nhiều sau khi uống nhiều liều, nồng độ ổn định đạt được vòng 3 – 4 tuần sau khi dùng liều điều trị hàng ngày.
- Suy gan: Trong trường hợp suy gan (xơ gan do rượu), thời gian bán thải của fluoxetin và norfluoxetin tăng lên lần lượt là 7 và 12 ngày. Nên xem xét liều thấp hơn hoặc tần suất sử dụng ít hơn.
- Suy thận: Sau khi dùng liều đơn fluoxetin ở những bệnh nhân suy thận nhẹ, trung bình hoặc hoàn toàn (vô niệu), các thông số động học không thay đổi khi so sánh với tình nguyện viên khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi điều trị lặp lại, có sự gia tăng nồng độ ổn định trong huyết tương.
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
- Phân loại dược lý: Thuốc chống trầm cảm, nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI).
- Mã ATC: NO6A BO3.
Cơ chế tác dụng
- Fluoxetin là một chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin từ khe trước synap của các tế bào thần kinh serotoninergic, làm tăng nồng độ serotonin đến khe sau synap, từ đó cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Chất chuyển hóa chính của fluoxetin là norfluoxetin cũng có tác dụng tương tự như fluoxetin, do đó làm tăng nồng độ serotonin tại khe synap serotoninergic của tế bào thần kinh, nhưng hiệu quả cải thiện các triệu chứng trầm cảm lâm sàng lại rất chậm, thường phải từ 3 – 5 tuần, do vậy trường hợp trầm cảm nặng không thế thuyên giảm ngay khi dùng thuốc này.
- Fluoxetin thực tế không có ái lực với các thụ thể khác như α1, α2, β- adrenergic, serotonergic, dopaminergic, histaminergic, muscarinic, và thụ thể GABA. Vì vậy, nguy cơ tác dụng không mong muốn do kháng cholinergic (khô miệng, mờ mắt, bí tiểu, táo bón), chẹn α1-adrenergic (hạ huyết áp thế đứng) hoặc kháng histamin (buồn ngủ) ít gặp khi điều trị bằng fluoxetin.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Viên nang cứng, cỡ nang số 2, thân nang và nắp nang màu xanh lá đậm, bên trong có chứa cốm thuốc màu trắng đến trắng ngà. Viên bóng, đẹp, lành lặn, vỏ nang không móp méo.
– Bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C. Tránh ánh sáng.
– Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Hasan – Dermapharm Co., Ltd.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.