Đau mắt đỏ kiêng ăn gì và làm gì để mau khỏi bệnh?

Đau mắt đỏ kiêng ăn gì

Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh phố biến xuất hiện ở nước ta, bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người sang người qua các tiếp xúc cơ thể hàng ngày. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều ảnh hưởng và bất tiện cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đau mắt đỏ có thể tự hết nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách bằng việc vệ sinh và đảm bảo chế độ ăn uống đúng cách mỗi ngày. Vây đau mắt đỏ kiêng ăn gì và làm gì để bệnh mau khỏi? Tham khảo ngay trong bài viết sau.

Các thực phẩm cần kiêng khi đau mắt đỏ

Để quá trình điều trị đau mắt đỏ diễn ra hiệu quả và rút ngắn thời gian hồi phục, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Một số loại thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể làm tình trạng viêm, sưng đỏ ở mắt trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài thời gian lành bệnh. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng khi bị đau mắt đỏ để hạn chế kích ứng, tăng cường đề kháng và giúp đôi mắt mau chóng phục hồi.

Thực phẩm cay, nóng

Thực phẩm cay nóng (như ớt, tiêu, gừng) có thể làm tăng lưu thông máu và kích thích cơ thể, dẫn đến tăng cảm giác nóng trong người. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở mắt, khiến triệu chứng đau, đỏ hoặc ngứa nặng hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm cay nóng còn có thể kích thích cơ thể tiết nhiều nước mắt hoặc dịch ở mắt, làm tăng cảm giác khó chịu và có thể kéo dài thời gian hồi phục.

Kiêng ăn thực phẩm cay nóng khi bị đau mắt đỏ
Kiêng ăn thực phẩm cay nóng khi bị đau mắt đỏ

Đồ ngọt và thực phẩm nhiều đường 

Đồ ngọt và các loại thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng viêm trong cơ thể, khiến tình trạng đau, đỏ mắt nặng hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn làm giảm hiệu quả hệ miễn dịch, cản trở khả năng chống lại vi khuẩn hoặc virus gây đau mắt đỏ. Lượng đường cao còn có thể gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết, làm tăng tiết dịch hoặc ngứa ở mắt.

Kiêng ăn đồ ngọt khi bị đau mắt đỏ
Giảm ăn đồ ngọt trong quá trình điều trị đau mắt đỏ

Hải sản và thực phẩm tanh

Một trong những loại thực phẩm khác nên kiêng khi bị đau mắt đỏ là hải sản và các loại thực phẩm có mùi tanh cao. Bởi chúng có khả năng gây dị ứng, làm tăng viêm hoặc kích ứng, khiến triệu chứng đau, đỏ mắt nặng hơn. Đồng thời, các loại thực phẩm tanh (như cá, tôm) có thể kích thích cơ thể tiết dịch, làm mắt khó chịu và chậm hồi phục của cơ thể.

Đau mắt đỏ kiêng ăn hải san
Bị đau mắt đỏ cần tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh

Đồ uống kích thích

Khi bị đau mắt đỏ bạn cũng nên kiêng uống các loại đồ uống có cồn, gas và chất kích thích vì chúng có thể gây viêm hoặc kích ứng thêm, làm nặng triệu chứng đau, đỏ mắt. Bên cạnh đó, các loại đồ uống này còn là nguyên nhân làm cơ thể mất nước, khiến mắt khô, khó chịu và chậm phục hồi. Cồn làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở cơ thể chống lại vi khuẩn hoặc virus gây đau mắt đỏ.

Bị đau mắt đỏ nên kiêng các loại đồ uống cò cồn, gas
Bị đau mắt đỏ nên kiêng các loại đồ uống cò cồn, gas

Đau mắt đỏ kiêng làm gì để mau khỏe bệnh?

Ngoài việc kiêng một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, người bị đau mắt đỏ cũng cần chú ý đến các hành vi, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Việc hiểu rõ và tránh những thói quen này là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ đôi mắt, hạn chế biến chứng và tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Dưới đây là những thói quen, hành vi bạn cần nên hạn chế khi bị đau mắt đỏ:

Kiêng dụi mắt, chạm tay vào mắt

Khi bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không nên dụi mắt hay chạm tay vào mắt. Đây là một thói quen phản xạ rất nguy hiểm vì:

  • Tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus: Tay là nơi tiếp xúc với nhiều bề mặt bẩn nên dễ mang theo vi khuẩn, virus, làm tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn [5]
  • Làm tổn thương giác mạc: Dụi mắt quá mạnh có thể gây xước giác mạc, khiến mắt bị đau rát, lâu lành hơn.
  • Lây lan bệnh cho người khác: Nếu tay tiếp xúc với mắt nhiễm bệnh rồi chạm vào đồ vật, người khác sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm.

Để hạn chế tình trạng trên bạn nên:

  • Giữ tay sạch sẽ: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Không chạm vào mắt: Nếu thấy ngứa mắt, hãy rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý thay vì đưa tay lên dụi.
  • Sử dụng khăn giấy sạch: Nếu cần lau nước mắt, hãy dùng khăn giấy và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
Đau mắt đỏ nên kiêng dụi tay lên mắt
Hạn chế dụi tay lên mắt để giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng đau mắt đỏ

Kiêng dùng chung đồ cá nhân

Khi bị đau mắt đỏ, bạn cần tránh dùng chung các vật dụng cá nhân để hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng mà người bệnh đã sử dụng. Những vật dụng cần tránh dùng chung:

  • Khăn mặt, khăn tắm: Đây là vật dụng dễ chứa vi khuẩn, virus gây bệnh nếu đã tiếp xúc với mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Gối và chăn: Việc dùng chung chăn gối có thể lây lan bệnh do virus có thể bám trên bề mặt vải.
  • Kính mắt, kính áp tròng: Dùng chung kính mắt sẽ làm gia tăng nguy cơ lây bệnh.
  • Đồ trang điểm vùng mắt: Bút kẻ mắt, mascara, phấn mắt là những vật dụng dễ làm lây nhiễm virus đau mắt đỏ nếu dùng chung
Đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng chung đồ cá nhân
Dùng chung đồ cá nhân làm tăng nguy cơ lây đau mắt đỏ

Kiêng tiếp xúc với môi trường không khí bụi bẩn

Khi bị đau mắt đỏ, việc tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và nhiều bụi bẩn là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Bụi bẩn, hóa chất và các tác nhân gây kích ứng trong không khí có thể làm mắt ngứa ngáy, đỏ và cản trở quá trình hồi phục. Tác hại của môi trường bụi bẩn đối với người bị đau mắt đỏ có thể dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Gia tăng viêm nhiễm: Bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí có thể bám vào mắt, làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kích ứng mắt: Ô nhiễm, khí thải, khói bụi sẽ khiến mắt vốn đang sưng đỏ bị khô rát và ngứa ngáy nhiều hơn.
  • Cản trở quá trình lành bệnh: Tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian hồi phục
Đau mắt đỏ nên hạn chế ra ngoài
Bị đau mắt đỏ nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn từ môi trường

Kiêng tiếp xúc với ánh sáng mạnh

Khi bị đau mắt đỏ, đôi mắt của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và dễ bị mỏi. Việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc nhìn màn hình điện tử trong thời gian dài có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và làm chậm quá trình hồi phục. Tác hại của ánh sáng mạnh và màn hình điện tử đối với người bị đau mắt đỏ:

  • Tăng độ nhạy cảm ánh sáng (chói mắt): Ánh sáng mạnh từ mặt trời hoặc đèn LED có thể khiến mắt bị kích ứng, làm bạn cảm thấy đau rát, nhức mắt.
  • Làm khô mắt: Sử dụng màn hình máy tính, điện thoại, tivi lâu dễ làm mắt bị khô và ngứa nhiều hơn, vì khi tập trung nhìn, bạn sẽ chớp mắt ít hơn.
  • Gây mỏi và căng thẳng cho mắt: Việc sử dụng thiết bị điện tử lâu sẽ khiến mắt nhanh mỏi, đau nhức, kéo dài thời gian lành bệnh
Đau mắt đỏ nên hạn chế tiếp xúc với ảnh sáng xanh
Tiếp xúc với ảnh sáng xanh làm tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn

Kiêng thức khuya, làm việc quá sức

Thức khuya và làm việc quá sức không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây hại nghiêm trọng cho đôi mắt, đặc biệt khi bạn đang bị đau mắt đỏ. Khi mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ, tình trạng viêm nhiễm có thể nặng hơn và kéo dài. Tác hại của thức khuya và làm việc quá sức đối với người bị đau mắt đỏ:

  • Làm mắt thêm mệt mỏi: Thức khuya khiến mắt phải hoạt động liên tục mà không có thời gian phục hồi, làm tăng cảm giác mỏi, nhức, và đỏ mắt.
  • Giảm sức đề kháng: Việc thức khuya làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ.
  • Làm khô mắt, cản trở quá trình lành bệnh: Thức khuya kết hợp với làm việc trước màn hình điện tử dễ gây khô rát, ngứa ngáy và khiến mắt lâu khỏi hơn.

Thay vào đó bạn nên:

  • Ngủ đủ giấc: Hãy ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để mắt được nghỉ ngơi và cơ thể tái tạo năng lượng.
  • Giữ lịch làm việc khoa học: Tránh làm việc liên tục quá lâu, đặc biệt là làm việc trước màn hình máy tính. Thực hiện nguyên tắc nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi 1 giờ làm việc.
  • Tạo môi trường ngủ tốt: Phòng ngủ cần yên tĩnh, tối và thoáng mát để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu.
  • Giảm căng thẳng: Hãy dành thời gian thư giãn, thiền, hoặc tập hít thở sâu để giảm áp lực, giúp mắt và cơ thể nhanh hồi phục
Đau mắt đỏ nên hạn chế thức khuya
Thức khuya nhiều gây nhức mỏi mắt làm tình trạng viêm nặng hơn

Không được tự ý dùng thuốc nhỏ mắt

Khi bị đau mắt đỏ, việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không có sự chỉ định từ bác sĩ có thể gây hại và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều người thường lầm tưởng rằng nhỏ bất kỳ loại thuốc nào cũng giúp giảm đỏ và đau mắt, nhưng trên thực tế, nếu dùng sai thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm. Tác hại của việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn: Một số thuốc nhỏ mắt chứa corticoid có thể làm giảm triệu chứng tạm thời nhưng lại gây suy giảm miễn dịch tại mắt, khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Gây khô mắt, kích ứng: Nếu dùng thuốc nhỏ mắt không phù hợp, mắt có thể bị khô, kích ứng, khiến cảm giác đau rát và khó chịu tăng lên.
  • Làm bệnh kéo dài: Dùng sai thuốc không chỉ không giúp điều trị mà còn khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên dai dẳng và lâu hồi phục hơn.
  • Nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm: Một số thuốc nhỏ mắt nếu sử dụng sai cách có thể gây mờ mắt, tăng nhãn áp hoặc tổn thương giác mạc.

Thay vào đó bạn nên:

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Khi bị đau mắt đỏ, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid: Đây là loại thuốc nguy hiểm nếu sử dụng sai liều hoặc không đúng bệnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Nếu cần làm sạch mắt, bạn nên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt thay vì tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mắt khác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc: Trước khi nhỏ thuốc, hãy đảm bảo bạn đã đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng đúng liều lượng
Đau mắt đỏ không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt
Chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt khi có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc dược sĩ

Các giải đáp về đau mắt đỏ kiêng ăn gì

Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh phổ biến có tốc độ lây truyền nhanh chóng từ người sang người. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó, có không ít các câu hỏi liên quan đến căn bệnh này. Cùng Nhà Thuốc Phương Thảo giải đáp một số câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất như:

Đau mắt đỏ có nên ăn thịt bò không?

Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, sắt, kẽm và vitamin B12, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị đau mắt đỏ, nhiều người lo lắng liệu ăn thịt bò có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục hay không. Câu trả lời là có thể ăn thịt bò, nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng thịt bò làm trầm trọng thêm tình trạng đau mắt đỏ. Thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, nếu bạn nhận thấy mình có phản ứng nhạy cảm hoặc kích ứng khi ăn thịt bò, thì nên hạn chế hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác có tác dụng tương tự.

Có cần kiêng hoàn toàn hải sản khi bị đau mắt đỏ?

Khi bị đau mắt đỏ, việc kiêng hoàn toàn hải sản không phải là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ hải sản trong giai đoạn này, vì một số lý do sau:​

  • Nguy cơ dị ứng và kích ứng: Hải sản như tôm, cua, cá, mực có thể chứa các chất dễ gây dị ứng, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm. Việc tiêu thụ hải sản khi bị đau mắt đỏ có thể làm tăng nguy cơ kích ứng vùng da quanh mắt và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn: Nếu hải sản không được chế biến kỹ lưỡng, chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình điều trị đau mắt đỏ. ​
Có cần kiêng hoàn toàn hải sản khi bị đau mắt đỏ?
Để cải thiện và điều trị đau mắt đỏ nhanh chóng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ kích ứng

Uống cà phê có ảnh hưởng đến tình trạng đau mắt đỏ không?

​Khi bị đau mắt đỏ, việc tiêu thụ cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bạn. Dưới đây là một số lý do nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê trong thời gian này

  • Gây kích ứng mắt: Cà phê chứa caffeine, một chất kích thích có thể làm tăng căng thẳng cho mắt và gây đau mắt. Do đó, khi bị đau mắt, nên kiêng uống các loại thức uống có caffeine.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Caffeine có thể gây khó ngủ hoặc làm giấc ngủ không sâu, trong khi đó, giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể và đôi mắt phục hồi nhanh chóng.​
  • Tăng nguy cơ mất nước: Cà phê có tác dụng lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước nhẹ. Khi cơ thể thiếu nước, mắt có thể trở nên khô và khó chịu hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ nên kiêng ăn trong bao lâu?

​Thời gian cần kiêng cữ khi bị đau mắt đỏ thường kéo dài trong suốt quá trình mắc bệnh, thường từ 5 đến 10 ngày. Trong giai đoạn này, việc tuân thủ các biện pháp kiêng cữ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa biến chứng

Đau mắt đỏ nên kiêng ăn trong bao lâu?
Để cải thiện tình trạng đau mắt đỏ người bệnh nên kiêng ăn từ 5-10 ngày

Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi tại nhà nếu tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ, vệ sinh mắt đúng cách và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh. Hy vọng, thông qua những chia sẽ từ Mediphar USA về đau mắt đỏ kiêng ăn gì có thể giúp bạn nắm được các món nên hạn chế ăn để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc đảm bảo vệ sinh mắt đúng cách cũng giúp cải thiện tình trạng đau mắt đỏ hiệu quả. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ hoặc điều trị đau mắt đỏ khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cần đặc biệt cẩn trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *