Toàn bộ thông tin dưới đây được Dược sĩ biên soạn lại dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng. Thông tin không thay đổi chỉ định dạng lại cho dễ đọc. |
1. Thành phần
Mỗi bột pha hỗn dịch chứa:
- Hoạt chất: Ceftibuten (dưới dạng ceftibuten hydrat) 90 mg.
- Tá dược: Sucrose(1,3521 g/gói), aerosil, gôm xanthan, hương cam.
2. Công dụng (Chỉ định)
Ceftibuten được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nhẹ do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Những cơn cấp tính trong viêm phế quản mạn tính, viêm xoang hàm trên cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis hoặc Streptococcus pneumoniae.
- Viêm tai giữa cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, hoặc Streptococcus pyogenes.
- Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc không kèm theo biến chứng, gây ra bởi Escherichia coli, Klebsiella, Proteus Mirabilis, Enterobacter, hay Staphylococci.
3. Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Bột thuốc pha trong nước để được hỗn dịch uống.
Liều dùng:
- Cũng giống như những kháng sinh dùng theo đường uống khác, thời gian điều trị nói chung là 5-10 ngày.
- Trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi: Liều khuyến cáo là 9 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg mỗi ngày) dưới dạng hỗn dịch uống. Có thể dùng một lần mỗi ngày trong điều trị các chỉ định sau: Viêm họng, có hay không có viêm amidan, viêm tai giữa cấp có chảy mủ và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc không kèm theo biến chứng.
– Quá liều
Quá liều cephalosporin có thể dẫn đến kích thích não bộ dẫn đến co giật.
Điều trị:
Có thể chỉ định rửa dạ dày, thẩm phân máu. Không có chất giải độc đặc hiệu. Chưa xác định được tính hữu hiệu của việc loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân phúc mạc.
4. Chống chỉ định
Không dùng cho bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. Tác dụng phụ
Phản ứng bất lợi được phân loại theo tần suất như sau: Rất thường gặp (≥1/10); thường gặp (1/100 đến <1/10); ít gặp (1/1.000 đến <1/100); hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), và chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng ceftibuten bao gồm:
Hệ thống cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Rất hiếm gặp/Chưa xác định |
---|---|---|---|---|
Nhiễm trùng và truyền nhiễm | Viêm âm đạo, nấm âm đạo | Báo cáo kháng sinh nhóm cephalosporin: Bội nhiễm | ||
Rối loạn hệ bạch huyết và máu | Tăng bạch cầu ái toan | Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu | ||
Rối loạn hệ miễn dịch | Phản ứng phản vệ, bao gồm sốc phản vệ, co thắt phế quản, khó thở, phát ban, nổi mề đay, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, hội chứng Stevens-Johnson tôi, hồng ban đa dạng, bong biểu bì hoại tử (hội chứng Lyell). | |||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn | |||
Rối loạn hệ thần kinh | Dị cảm, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ Trẻ em: Kích động, mất ngủ, khó chịu, ớn lạnh. | Động kinh | Rối loạn tâm thần, loạn ngôn ngữ | |
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung gian | Nghẹt mũi, khó thở | |||
Rối loạn chức năng tiêu hóa | Khó tiêu, rối loạn vị giác, viêm dạ dày, nôn, đau bụng, táo bón, khô miệng | Đi ngoài phân đen Báo cáo kháng sinh nhóm cephalosporin: Viêm đại tràng giả mạc | ||
Rối loạn gan mật | Vàng da | |||
Rối loạn da và các tổ chức dưới da | Ngứa, phát ban, nổi mày đay Trẻ em: Hăm tã | Hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) | ||
Rối loạn thận và hệ tiết niệu | Tiểu buốt Trẻ em: Tiểu máu | Báo cáo kháng sinh nhóm cephalosporin: Rối loạn chức năng thận, thận độc, bilirubin, thử nghiệm Coombs trực tiếp dương tính, keton niệu | ||
Các rối loạn khác | Tăng LDH | Tăng nhẹ AST và ALT |
Xử trí:
- Từ các thử nghiệm lâm sàng, đa phần các bệnh nhân ngừng thuốc khi xảy ra rối loạn trên đường tiêu hóa, thông thường là tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Một số cephalosporin đã được báo cáo kích hoạt các cơn động kinh, đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận không được hiệu chỉnh liều. Nếu có cơn động kinh xảy ra, ngừng thuốc, có thể chỉ định thuốc chống động kinh nếu tình trạng lâm sàng yêu cầu.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụng
– Thai kỳ và cho con búPhụ nữ có thai Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi, theo ý kiến của bác sĩ, các lợi ích điều trị cho người mẹ lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Phụ nữ cho con bú Chưa có tài liệu nói về khả năng tiết vào sữa mẹ của ceftibuten, do đó, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. – Khả năng lái xe và vận hành máy mócNhững bệnh nhân gặp phải các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. – Tương tác thuốcViệc sử dụng ketotifen đường uống có thể làm tăng tác dụng của thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc kháng histamin và rượu. |
7. Dược lý
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
- Nhóm dược lý: Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3.
- Mã ATC: J01DD14
Cơ chế tác dụng:
- Ceftibuten là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp, thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn. Ceftibuten ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftibuten bền vững với enzym beta-lactamase, do vậy thuốc có tác dụng đối với nhiều chủng đề kháng với penicillin hay một số kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin.
- Ceftibuten bền vững cao với các penicillinase và cephalosporinase qua trung gian plasmid, không bền với một số cephalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể ở các vi khuẩn như Citrobacter, Enterobacter và Bacteroides.
- Ceftibuten đã được chứng minh in vitro và trên lâm sàng, cho thấy thuốc có tác dụng trên hầu hết các dòng vi khuẩn sau:
– Vi khuẩn gram dương: Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae (trừ các dòng đề kháng penicillin).
– Vi khuẩn gram âm:
+ Haemophilus influenzae (beta lactamase dương tính và âm tính).
+ Haemophilus parainfluenzae (beta lactamase dương tính và âm tính).
+ Moraxella catarrhalis (Branhamella) (hầu hết là beta lactamase dương tính).
+ Escherichia coli; Klebsiella sp. (bao gồm K. pneumoniae và K. oxytoca).
+ Proteus indol dương tính (bao gồm P. vulgaris), các Proteus khác như Providencia; P. mirabilis.
+ Enterobacter sp (bao gồm E. cloacae và E. aerogenes); Salmonella sp; Shigella sp.
- Ceftibuten đã được chứng minh in vitro có hoạt tính chống lại hầu hết các dòng vi khuẩn sau, nhưng vẫn chưa xác định được hiệu lực trên lâm sàng:
– Vi khuẩn gram dương: Streptococcus nhóm C và nhóm G.
– Vi khuẩn gram âm:
+ Brucella, Neisseria, Aeromonas hydrophila, Yersinia enterocolitica, Providencia rettgeri, Providencia stuartii và các dòng Citrobacter, Morganella và Serratia không đa tiết cephalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể.
+ Ceftibuten không có hoạt tính trên Staphylococcus, Enterococcus, Acinetobacter, Listeria, Flavobacteria và Pseudomonas spp.
Cơ chế kháng thuốc:
- Ceftibuten không bền với một số cephalosporinase qua trung gian nhiễm sắc thể ở các vi khuẩn như Bacteroides, Citrobacter, Enterobacter, Morganella và Serratia.
- Giống như các beta-lactam khác, không nên sử dụng ceftibuten chống lại các chủng kháng beta-lactam do các cơ chế chung như thay đổi tính thấm màng hoặc biến đổi protein gắn penicillin như S. pneumoniae kháng penicillin.
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
- Ceftibuten được hấp thu nhanh chóng qua hệ tiêu hóa sau khi uống, sinh khả dụng đường uống của thuốc vào khoảng 75 – 90%. Thức ăn làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của ceftibuten, tuy nhiên tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến sinh khả dụng của ceftibuten khi dùng dưới dạng hỗn dịch nhiều hơn, ít ảnh hưởng khi sử dụng dưới dạng viên nang. Sau khi uống liều 400 mg/lần/ngày ceftibuten dạng viên nang trong 7 ngày, nồng độ đỉnh trung bình 17,9 mcg/mL vào ngày thứ 7.
- Thể tích phân phối khoảng 0,21 L/kg ở người lớn khỏe mạnh và khoảng 0,5 L/kg ở trẻ em.
- Sau khi uống, ceftibuten phân phối vào dịch ở nơi bị phỏng, dịch cuống phổi, dịch tiết qua mũi, nước bọt, dịch tiết tai giữa, dịch tiết khí quản, amidan.
- Khoảng 65% thuốc liên kết với protein huyết tương.
- Thời gian bán thải huyết tương của thuốc trung bình 2 – 2,4 giờ ở người lớn khỏe mạnh với chức năng thận bình thường và 1,9 – 2,5 giờ ở trẻ em 6 tháng đến 16 tuổi.
- Ceftibuten hiện diện trong huyết tương và trong nước tiểu chủ yếu ở dạng cis-ceftibuten. Khoảng 10% chuyển đổi thành dạng trans-ceftibuten. Đồng phân dạng trans hoạt tính thấp hơn, chỉ vào khoảng 12% so với đồng phân dạng cis. Thời gian bán thải huyết tương kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.
- Thuốc chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu. Sau khi uống liều 400 mg (nghiên cứu ở đàn ông khỏe mạnh), khoảng 57 – 70% liều dùng thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi và khoảng 7 – 20% được bài tiết ở dạng đồng phân cis.
- Ceftibuten qua được màng thẩm phân máu.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Bột pha hỗn dịch.
Mô tả dạng bào chế: Bột khô tơi, không bị ẩm, vón, mùi thơm, có màu trắng đến nâu sáng.
– Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Quy cách đóng gói
Hộp 10 gói x 1,5g bột pha hỗn dịch.
– Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Công Ty TNHH MTV Dược Phẩm 150 Cophavina.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.