Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
Deflazacort 6mg.
2. Công dụng (Chỉ định)
Basmetin dùng điều trị trong các trường hợp sau:
Phản ứng quá mẫn, hen phế quản.
Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên.
Lupus ban đỏ hệ thống, viêm da, bệnh mô liên kết (khác với bệnh xơ cứng bì), viêm nút quanh động mạch, bệnh sarcoidosis.
Bệnh pemphigus, bệnh pemphigoid, viêm da mủ hoại thư.
Hội chứng thận hư có tổn thương tối thiểu, viêm thận kẽ cấp tính.
Bệnh thấp khớp cấp.
Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Viêm màng bồ đào, viêm dây thần kinh thị giác.
Thiếu máu tan máu tự miễn, suy giảm tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu cấp tính và bạch huyết, u lympho ác tính, đau tủy.
Ức chế miễn dịch trong quá trình cấy ghép.
3. Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống, sử dụng liều thấp nhất có thể.
- Sử dụng vào buổi sáng, sử dụng liều thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.
Liều dùng
- Deflazacort là một glucocorticoid có nguồn gốc từ prednisolon và 6mg deflazacort có tác dụng chống viêm tương tự như 5mg prednisolon hoặc prednison.
- Liều sử dụng là khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy vào đáp ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi deflazacort được sử dụng lâu dài trong các bệnh mạn tính, nên duy trì liều duy trì càng thấp càng tốt. Có thể cần phải tăng liều trong giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Liều lượng của thuốc được hiệu chỉnh theo chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân. Nên sử dụng liều thấp nhất mà vẫn đảm bảo được tác dụng.
Người lớn
- Đối với các bệnh cấp tính: Liều ban đầu của delflazacort có thể lên tới 120 mg/ngày. Liều duy trì trong khoảng 3 đến 18 mg/ngày.
- Viêm khớp dạng thấp: Liều duy trì thường dùng từ 3 đến 18 mg/ngày. Sử dụng liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả điều trị.
- Hen phế quản: Trong cơn hen phế quản cấp, khởi đầu sử dụng liều cao 48 đến 72 mg/ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng và giảm dần sau khi đã kiểm soát được. Để điều trị hen mạn tính, sử dụng liều thấp nhất để kiểm soát triệu chứng.
- Các bệnh khác: Tùy từng nhu cầu lâm sàng, sử dụng liều thấp nhất để đạt hiệu quả điều trị.
Người suy gan
Ở những bệnh nhân bị suy gan, nồng độ trong máu của deflazacort có thể tăng lên. Cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan để đạt hiệu quả điều trị.
Người suy thận
Với bệnh nhân suy thận nặng, glucocorticoid chỉ được sử dụng khi thật cần thiết, khi các thuốc khác không còn đủ tác dụng.
Người cao tuổi
Ở những bệnh nhân cao tuổi, khi không còn đáp ứng với các liệu pháp thông thường thì sử dụng điều trị bằng glucocorticoid. Những tác dụng bất lợi của glucocorticoid đường toàn thân có thể cô hậu quả nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi.
Trẻ em
Dữ liệu về việc sử dụng deflazacort còn hạn chế, thận trọng khi sử dụng cho trẻ em.
Ở trẻ em, các chỉ định cho glucocorticoid cũng tương tự như đối với người lớn, nhưng cần sử dụng ở liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả điều trị.
Liều deflazacort thường nằm trong khoảng 0,25 đến 1,5mg/kg/ngày. Liều khi điều trị một số bệnh như sau:
- Bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ vị thành niên: Liều duy trì thường là từ 0,25 đến 1,0 mg/kg/ngày.
- Hội chứng thận hư: Liều khởi đầu thường là 1,5mg/kg/ngày sau đó giảm liều theo đáp ứng lâm sàng.
- Hen phế quản: Liều khởi đầu nằm trong khoảng 0,25 đến 1,0 mg/kg deflazacort, giảm liều theo đáp ứng lâm sàng.
Ngừng sử dụng glucocorticoid
- Ở những bệnh nhân sử dụng corticosteroid toàn thân (khoảng 9mg/ngày hoặc tương đương) trong hơn 3 tuần, việc dùng thuốc không nên đột ngột. Việc giảm liều của thuốc cần xem xét cả ở đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, bệnh có tái phát sau khi giảm liều không. Bệnh không có khả năng tái phát, nên giảm liều từ từ, để cho trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận hồi phục dần dần, không giảm liều corticosteroid đột ngột.
- Cần giảm liều corticosteroid ở các nhóm bệnh nhân sau.
- Bệnh nhân sử dụng corticosteroid kéo dài, đặc biệt là trên 3 tuần.
- Bệnh nhân sử dụng liều thấp trong khoảng thời gian dài khoảng vài tháng, khi ngừng điều trị cũng cần giảm liều từ từ.
- Sử dụng các chế phẩm dùng ngoài, đặc biệt là các chế phẩm giải phóng chậm có hấp thu thuốc vào máu đáng kể gây ức chế trục dưới đồi tuyến yên như đường toàn thân, cần giảm liều từ từ.
- Bệnh nhân đang dùng liều corticosteroid toàn thân lớn hơn 48 mg/ngày đối với deflazacort (hoặc tương đương).
- Bệnh nhân sử dụng thuốc vào buổi tối.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
– Quá liều
- Chưa có trường hợp quá liều này được báo cáo. Thử nghiệm trên động vật liệu gây LD là lớn hơn 4000 mg/kg.
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
– Quên liều
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Chống chỉ định
Thuốc Basmetin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân sử dụng vaccin giảm hoạt lực.
Bệnh nhân đang có nhiễm trùng toàn thân trừ khi liệu pháp chống nhiễm khuẩn được sử dụng.
5. Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Basmetin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cân.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hệ nội tiết: Ức chế trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, vô kinh.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Rối loạn dung nạp carbohydrate ở bệnh nhân tiểu đường có sử dụng thuốc, mất kali, hạ kali máu khi sử dụng cùng các thuốc chẹn beta, xanthin, giữ natri và nước gây tăng huyết áp.
Nhiễm trùng: Tăng tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, ức chế sự biểu hiện của các dấu hiệu lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội, tái phát lao phổi.
Hệ cơ xương khớp: Loãng xương, gây đốt sống và các xương dài.
Hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt.
Hệ tâm thần: Rối loạn tâm thần, chán nản, rối loạn hành vi.
Hệ tiêu hóa: Loét dạ dày, xuất huyết, buồn nôn.
Da và mô dưới da: Mụn trứng cá, chứng rậm lông, rạn da.
Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
Hiếm gặp 1/10.000 < ADR <1/1.000
Hệ cơ xương khớp: Mất cơ.
Da và mô dưới da: Bầm tím.
Không rõ tần suất
Hệ nội tiết: Ức chế tăng trưởng ở trẻ sơ sinh, trẻ em, vị thành niên.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng sự thèm ăn, cân bằng protein và calci âm tính.
Nhiễm trùng: Nhiễm nấm candida.
Hệ cơ xương khớp: Viêm gân khi dùng phối hợp với quinolon, đau cơ, hoại tử xương và mạch, cân bằng nitrogen âm tính.
Hệ sinh sản: Rối loạn kinh nguyệt.
Hệ tim mạch: Suy tim.
Hệ thần kinh: Bồn chồn, tăng áp lực nội sọ kèm phù gai thị ở trẻ em (u não già), thường sau khi ngưng điều trị, làm trầm trọng hơn chứng động kinh.
Hệ tâm thần: Kích thích, hưng phấn, ảo giác, làm trầm trọng thêm tâm thần phân liệt, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhận thức.
Mắt: Tăng áp lực nội nhãn, tăng nhãn áp, phù gai thị, đục thủy tinh thể, làm trầm trọng hơn các bệnh về mắt.
Hệ tiêu hóa: Thủng dạ dày, viêm tụy cấp, nhiễm nấm candida.
Da và mô dưới da: Teo da, chứng giãn mao mạch.
Chung: Phù.
Máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, bệnh huyết khối.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụng
Tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch
Trẻ em Corticosteroid gây chậm phát triển có liên quan đến liều ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, không thể phục khi ngừng sử dụng thuốc. Người cao tuổi Những tác dụng không mong muốn của corticosteroid toàn thân. Có thể có hậu quả nghiêm trọng hơn ở tuổi già, đặc biệt là chứng loãng xương, tăng huyết áp, hạ kali máu, tiểu đường, dễ bị nhiễm trùng và làm mỏng da. Khi sử dụng thuốc cần theo dõi chặt chẽ. Vì các biến chứng của việc sử dụng glucocorticoid phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị nên phải sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và cân nhắc nguy cơ lợi ích vì liệu có nên dùng thuốc thường xuyên hay không. – Thai kỳ và cho con bú
– Khả năng lái xe và vận hành máy mócHiệu quả của corticosteroid đối với khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc chưa được đánh giá một cách hệ thống. Chóng mặt là một tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi điều trị bằng deflazacort. Nếu bị ảnh hưởng, bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc. – Tương tác thuốc
|
7. Dược lý
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
- Deflazacort là một glucocorticoid. Thuốc có tác dụng chủ yếu là chống viêm và ức chế miễn dịch, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau và tương đương với các chất chống viêm steroid khác. Các nghiên cứu cho thấy hoạt tính của deflazacort đối với prednisolon vào khoảng 0,69 đến 0,89.
- Deflazacort là một tiền chất corticosteroid, có chất chuyển hóa hoạt động, 21-desacetyl deflazacort, hoạt động thông qua các thụ thể glucocorticoid để gây tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch.
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Hấp thu
Deflazacort dùng qua đường uống được hấp thu tốt.
Phân bố
Thời gian bán hủy trung bình trong huyết tương của deflazacort 21-OH là 1,1 đến 1,9 giờ.
Chuyển hóa
Deflazacort 21-OH được chuyển hóa khắp cơ thể và được biến đổi ngay lập tức bởi enzyme esterase huyết tương thành hoạt chất chuyển hóa có hoạt tính deflazacort 21-OH. Chất chuyển hóa này đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 1,5 đến 2 giờ 40% chất chuyển hóa gắn kết với protein huyết tương và không có ái lực với transcortin.
Thải trừ
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận, 70% liều dùng được bài tiết trong 8 giờ sau khi uống. Phần còn lại được thải trừ qua phân. Chỉ có 18% thuốc được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng deflazacort 21-OH, những chất chuyển hóa deflazacort 6-beta-OH chiếm 1/3 lượng nước tiểu.
8. Thông tin thêm
– Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
– Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
– Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Dược phẩm MEDISUN.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.