Toàn bộ thông tin dưới đây được Dược sĩ biên soạn lại dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng. Thông tin không thay đổi chỉ định dạng lại cho dễ đọc. |
1. Thành phần
- Cefixim (dạng Cefixim trihydrat) 200 mg.
- Tá dược (Avicel, disolcel, natri lauryl sulfat, talc, aerosil, magnesi stearat ) vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng (Chỉ định)
Cefixim được chỉ định điều trị trong các bệnh nhiễm khuẩn sau:
- Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng gây ra bởi Escherichia Coli và Proteus Mirabilis, một số giới hạn trường hợp nhiễm khuẩn không biến chứng do các trực khuẩn Gram âm như Citrobacter spp., Enterobacter spp., Klebsiella spp., Proteus spp.
- Viêm thận và bể thận cấp tính, viêm bàng quang cấp.
- Viêm tai giữa gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis và Streptococcus pyogenes.
- Viêm họng và viêm amidan gây ra bởi Streptococcus pyogenes.
- Viêm phế quản cấp và các đợt cấp của viêm phế quản mãn gây ra bởi Streptococcus Pneumonia hoặc Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis.
- Bệnh phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa.
- Bệnh lậu chưa có biến chứng gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.
- Bệnh thương hàn do Salmonella typhi.
- Bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm.
3. Cách dùng – Liều dùng
– Cách dùng
Dùng đường uống. Theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc theo liều sau:
Người lớn:
- Liều thường dùng 400 mg/ngày có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.
- Điều trị lậu không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (kể cả chủng tiết beta-lactamase): dùng liều 400 mg một lần duy nhất. Có thể phối hợp thêm một kháng sinh khác có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng. Liều cao hơn (1 lần 800 mg).
- Liều dùng cefixim 400 mg, 2 lần/ngày, trong 7 ngày cho bệnh lậu lan tỏa sau khi đã được điều trị khởi đầu bằng tiêm Ceftriaxon, Cefotaxim, Ceftizoxim hoặc Spectinomycin.
Trẻ em:
- Trẻ em trên 12 tuổi hoặc cân nặng > 50kg: dùng liều như người lớn.
- Trẻ em > 6 tháng – 12 tuổi hoặc cân nặng dưới 50kg: dùng 8 mg/kg/ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia 2 lần cách nhau 12 giờ (lưu ý lựa chọn viên có hàm lượng phù hợp).
Liều dùng với bệnh nhân suy thận:
- Người bệnh có độ thanh thải creatinin > 60 ml/phút: không cần điều chỉnh liều.
- Người bệnh có độ thanh thải creatinin từ 21 – 60 ml/phút: dùng liều cefixim 300 mg/ngày.
- Người bệnh có độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút: dùng liều cefixim 200 mg/ngày.
- Người bệnh chạy thận nhân tạo hoặc phải lọc màng bụng: dùng liều cefixim 200 mg/ngày.
Thời gian điều trị
Tùy thuộc nhiều loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 – 72 giờ sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết. Thời gian điều trị thông thường cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (nếu do Streptococcus nhóm A tan máu: Phải điều trị ít nhất 10 ngày để phòng thấp tim): từ 5 – 10 ngày; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới viêm tai giữa: 10 – 14 ngày.
– Quá liều
Khi quá liều cefixim có thể có triệu chứng co giật. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu điều trị triệu chứng. Khi có triệu chứng quá liều, phải ngừng thuốc ngay và xử trí như sau: Rửa dạ dày, có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng. Do thuốc không loại được bằng thẩm phân máu nên không chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng.
4. Chống chỉ định
- Người bệnh có tiền sử quá mẫn với cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.
- Người có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5. Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: tiêu chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng. Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ngay trong 1 – 2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải ngừng thuốc.
- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.
- Quá mẫn: ban đỏ, mề đay, sốt do thuốc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Tiêu hóa: tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc.
- Toàn thân: phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
- Huyết học: giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua, giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.
- Gan: viêm gan và vàng da, tăng tạm thời ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin và LDH.
- Thận: suy thận cấp, tăng nitrogen phi protein huyết và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời.
- Có thể xảy ra viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Huyết học: thời gian prothrombin kéo dài.
- Toàn thân: co giật.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Nếu quá mẫn xảy ra: ngừng sử dụng, trường hợp quá mẫn nặng, cần điều trị hỗ trợ (dùng epinephrin, thở oxygen, kháng histamin, corticosteroid).
- Nếu có co giật, ngừng cefixim và dùng thuốc chống co giật.
- Khi bị tiêu chảy do C. difficile và viêm đại tràng màng giả: nếu nhẹ ngừng sử dụng cefixim; nếu vừa và nặng cần truyền dịch, điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng metronidazol.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụng
– Thai kỳ và cho con bú
– Khả năng lái xe và vận hành máy mócThuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt do đó thận trọng khi dùng thuốc cho người lái tàu xe và vận hành máy móc. – Tương tác thuốc
|
7. Dược lý
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
- Nhóm dược lý: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
- Mã ATC: J01DD08
Dược lý và cơ chế tác dụng
- Cefixim là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, dùng theo đường uống. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn của cefixim tương tự như các cephalosporin khác: Gắn vào các protein đích (protein penicillin), gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn. Cơ chế kháng cefixim của vi khuẩn là giảm ái lực của cefixim đối với protein đích hoặc giảm tính thấm của màng tế bào vi khuẩn đối với thuốc.
- Cefixim có độ bền vững cao đối với sự thủy phân của beta-lactamase mã hóa bởi gen nằm trên plasmid và chromosome. Tính bền vững với beta-lactamase của cefixim cao hơn cefaclor, cefoxitin, cefuroxim, cephalexin, cephradin.
Phổ kháng khuẩn:
Vi khuẩn ưa khí Gram dương:
Cầu khuẩn ưa khí Gram dương: Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A), S.agalactiae (liên cầu khuẩn nhóm B) và liên cầu nhóm C, F và G; một số chủng S.pneumoniae tuy tác dụng kém hơn so với một vài cephalosporin uống khác (như cefdinir, cefpodoxim, cefprozil, cefuroxim); các chủng S.pneumoniae kháng penicillin được coi là kháng cefixim. Đa số liên cầu khuẩn nhóm D và S.viridans thường coi là kháng cefixim. Cefixim không có tác dụng in vitro đối với tụ cầu tiết hoặc không tiết penicilinase bao gồm Staphylococcus aureus, S.epidermidis và S.saprophyticus, Staphylococcus kháng methicillin. Trực khuẩn ưa khí Gram dương: Corynebacterium, Listeria monocytogenes thường kháng cefixim.
Vi khuẩn ưa khí Gram âm:
- Cefixim có tác dụng đối với Neisseria meningitidis, N.gonorrhoeae tiết hoặc không tiết penicilinase. Thuốc cũng có tác dụng in vitro đối với N.gonorrhoeae kháng penicillin qua trung gian nhiễm sắc thể hoặc kháng tetracyclin qua trung gian plasmid.
- Cefixim có tác dụng in vitro đối với đa số H.influenzae tiết hoặc không tiết beta-lactamase và H.parainfluenzae. Cefixim có tác dụng tốt hơn cefaclor, cephalexin, cefuroxim, hoặc amoxicillin kết hợp với kali clavulanat đối với H.influenzae tiết beta-lactamase, nhưng tác dụng bằng hoặc kém hơn chút ít so với ciprofloxacin, ceftriaxon hoặc co-trimoxazol. Cefixim in vitro cũng tác dụng đối với các chủng H.influenzae kháng nhiều thuốc (ampicillin, cloramphenicol, tetracyclin, co-trimoxazol, cefaclor và/hoặc erythromycin). Tuy vậy, một số chủng H.influenzae không tiết beta-lactamase nhưng kháng ampicillin và cephalosporin thế hệ 2 cũng giảm nhạy cảm với cefixim.
- In vitro, cefixim có tác dụng đối với Moraxella catarrhalis, kể cả khi kháng ampicilin, cefaclor, cephalexin.
- In vitro, cefixim có tác dụng đối với đa số Enterobacteriaceae quan trọng về làm sàng. In vitro, cefixim có tác dụng đối với nhiều chủng E.Coli, Citrobacter freundii, K.pneumoniae và P.mirabilis kháng các kháng sinh khác (aminoglycosid, tetracyclin, ampicillin, amoxicillin, cefaclor, cephalexin), Salmonella typhi kháng ampicillin, cloramphenicol và/hoặc co-trimoxazol.
- Nhiều chủng Pseudomonas kháng cefixim.
Vi khuẩn kỵ khí:
- Đa số các chủng Bacteroides fragilis, các Bacteroides spp. khác, đa số các chủng Clostridium (bao gồm C.difficile) kháng cefixim.
- Xoắn khuẩn (Spirochetes): Cefixim có một vài tác dụng đối với Borrelia burgdorferi là nguyên nhân gây bệnh Lyme (nồng độ 0,8 microgam/ml).
Kháng thuốc
- Cefixim bền vững cao, không bị thủy phân do nhiều beta-lactamase qua trung gian plasmid và nhiễm sắc thể, nhưng thuốc bị thủy phân do một số beta-lactamase của Enterobacter, Klebsiella oxytoca, Proteus vulgaris và Pseudomonas cepacia, Citrobacter freundii, Enterobacter cloacae, Flavobacterium và Bacteroides fragilis.
- Tụ cầu kháng cefixim là do thuốc có ái lực yếu đối với PBP2 của vi khuẩn. Enterococcus và Listeria monocytogenes kháng thuốc là do thuốc có ái lực kém đối với các PBP của vi khuẩn. Citrobacter freundii và Enterobacter kháng cefixim là do các yếu tố ngăn cản thuốc thấm vào vi khuẩn và do tiết ra các beta – lactamase. Pseudomonas và Acinetobacter kháng thuốc là do các yếu tố thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
- Cefixim kích thích sản xuất beta-lactamase ở một số chủng Morganella morganii, nhưng thuốc vẫn tác dụng in vitro đối với các chủng đó sau khi giải phóng các beta-lactamase đó.
- Một số cephalosporin thế hệ 3 vẫn còn có tác dụng với Staphylococci, cefixim thường không có tác dụng trên các vi khuẩn này. Cefixim không có hoạt tính in vitro trên Staphylococci (tiết hoặc không tiết beta – lactamase) như Staphylococcus aureus, S.epidermidis, và S saprophyticus. Giống như các cephalosporin khác, cefixim không có hoạt tính trên Staphylococci kháng oxacillin (kháng methicillin).
- Hầu hết các chủng Staphylococci, Enterococci và Listeria spp. không còn nhạy cảm với cefixim. Enterobacter spp., Pseudomonas aeruginosa và Bacteroides spp, đã kháng cefixim. Cefixim có hoạt tính in vitro hạn chế trên các vi khuẩn kỵ khí; hầu hết các chủng Clostridia (gồm C. difficile) đã kháng thuốc.
- Các vi khuẩn ưa khí Gram âm như Achromobacter xylosoxidans và Flavobacterium meningosepticum đã kháng cefixim.
- Với Chlamydia và Mycoplasma. Cefixim không có hoạt tính với Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum.
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
- Cefixim khi uống được hấp thu khoảng 30 – 50%, thức ăn không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của cefixim. Tuy nhiên, tốc độ hấp thu có thể giảm khi uống cùng bữa ăn.
- Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương sau khi uống liều 200 mg đạt được sau 2 – 6 giờ là 2 mcg/ml. Thời gian bán thải trong huyết tương 3 – 4 giờ, và kéo dài ở người suy thận. Khoảng 65% cefixim trong máu gắn với protein huyết tương. Cefixim qua được nhau thai. Cefixim có thể đạt nồng độ tương đối cao ở mặt và nước tiểu. Khoảng 20% liều uống được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa trong vòng 24 giờ. Khoảng 60% liều uống được thải trừ không qua thận. Có thể có một phần được thải trừ từ mật vào phân. Cefixim không loại được bằng thẩm phân máu.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Viên nang cứng số 1, nắp màu hồng, thân màu hồng, bên trong chứa bột thuốc màu trắng đến trắng ngà.
– Bảo quản
- Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
– Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
– Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.