Toàn bộ thông tin dưới đây được Dược sĩ biên soạn lại dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng. Thông tin không thay đổi chỉ định dạng lại cho dễ đọc. |
1. Thành phần
Mỗi viên nén bao phim chứa:
- Hoạt chất: Mycophenolat mofetil 500 mg.
- Tá dược:
– Lõi viên: Cellulose vi tinh thể, povidon, magnesi stearat, natri croscarmellose.
– Bao phim: Opadry 03B20221đỏ tía gồm: Hypromellose (HPMC 2910), titan dioxid (E171), macrogol, talc, màu đỏ indigo carmin nhôm (E132), oxid sắt đen (E172), oxid sắt đỏ (E172).
2. Công dụng (Chỉ định)
Mycophenolat mofetil được chỉ định phối hợp với ciclosporin va corticosteroid để dự phòng thải ghép cấp ở bệnh nhân ghép thận, tim hoặc gan dị thân.
3. Cách dùng – Liều dùng
– Cách dùng
Việc điều trị bằng mycophenolat mofetil cần được bắt đầu và duy trì bởi các chuyên gia ghép tạng có đủ chuyên môn thích hợp.
Sử dụng trong ghép thận:
Người lớn :
- Cần bắt đầu uống mycophenolat mofetil trong vòng 72 giờ sau khi ghép thận.
- Liều đề nghị cho bệnh nhân ghép thận là 1 g, ngày 2 lần (liều 2 g/ngày).
Trẻ em và thiếu niên (2 đến 18 tuổi):
Liều mycophenolat mofetil đề nghị là 600 mg/m2, uống ngày 2 lần (tới tối đa 2 g/ngày). Chỉ được sử dụng viên nén mycophenolat mofetil cho bệnh nhân có diện tích bề mặt cơ thể trên 1,5 m2 với liều 1 g, ngày 2 lần (2 g/ngày). Do một số phản ứng bất lợi xuất hiện ở nhóm tuổi này (xem mục Tác dụng không mong muốn) với tần suất cao hơn so với ở người lớn, có thể cầnn giảm liều hoặc ngừng thuốc tạm thời, có cân nhắc đến các yếu tố lâm sàng liên quan như mức độ nghiêm trọng của các phản ứng bất lợi.
Trẻ em (< 2 tuổi):
Chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi. Chưa đủ thông tin để đưa ra khuyến cáo về liều dùng và do đó, không khuyến cáo sử dụng mycophenolat mofetil cho nhóm tuổi này.
Sử dụng trong ghép tim:
- Người lớn: Cần bắt đầu uống mycophenolat mofetil trong vòng 5 ngày sau khi ghép tim. Liều đề nghị cho bệnh nhân ghép tim là 1,5 g, ngày 2 lần (liều 3 g/ngày).
- Trẻ em: Chưa có dữ liệu về việc sử dụng cho bệnh nhân nhi ghép tim.
Sử dụng trong ghép gan: `
- Người lớn: Cần sử dụng mycophenolat mofetil theo đường tĩnh mạch trong 4 ngày đầu tiên sau ghép gan cùng với mycophelat mofetil đường uống bắt đầu dùng ngay sau khi sử dụng theo đường tĩnh mạch nếu thuốc được dung nạp. Liều uống đề nghị cho bệnh nhân ghép gan là 1,5 g, ngày 2 lần (3 g/ngày).
- Trẻ em và thiếu niên: Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhi ghép gan.
Sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi):
Liều đề nghị 1 g, ngày 2 lần trong trường hợp ghép thận và 1,5 g, ngày 2 lần trong trường hợp ghép tim hoặc ghép gan là phù hợp với bệnh nhân cao tuổi.
Sử dụng cho bệnh nhân suy thận:
- Ở bệnh nhân ghép thận bị suy thận mạn tính nặng (tốc độ lọc cầu thận < 25 ml/phút/1,73 m2), ngoài việc sử dụng thuốc ngay sau ghép thận, cần tránh sử dụng liều trên 1 g, ngày 2 lần.
- Cũng cần theo dõi cẩn thận những bệnh nhân này. Không cần hiệu chỉnh liều ở những bệnh nhân mà thận ghép chậm hoạt động sau phẫu thuật (xem mục Đặc tính dược động học). Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ghép tim hoặc gan bị suy thận mạn tính nặng.
Sử dụng cho bệnh nhân suy gan nặng:
Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân ghép thận mắc bệnh nhu mô gan nặng. Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ghép tim mắc bệnh nhu mô gan nặng.
Điều trị trong các giai đoạn thải ghép:
Acid mycophenolic (MPA) la dang chuyển hóa có hoạt tính của mycophenolat mofetil. Tình trạng thải ghép thận không làm thay đổi được động học của MPA; không cần giảm liều hoặc ngừng sử dụng mycophenolat mofetil. Chưa có cơ sở để hiệu chỉnh liều mycophenolat mofetil sau thải ghép tim. Chưa có dữ liệu về dược động học của thuốc trong quá trình thải ghép gan.
– Quá liều
- Đã có báo cáo về tình trạng quá liều mycophenolat mofetil trong các thử nghiệm lâm sàng và trong quá trình theo dõi sau khi thuốc được lưu hành. Ở nhiều trường hợp trong số này, không ghi nhận biến cố bất lợi nào. Trong các trường hợp quá liều có ghi nhận biến cố bất lợi, các biến cố đều nằm trong số tác dụng không mong muốn đã biết của thuốc.
- Quá liều mycophenolat mofetil được dự đoán là có thể dẫn tới tình trạng ức chế quá mức hệ miễn dịch cũng như làm tăng khả năng dễ bị nhiễm khuẩn và ức chế tủy xương (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Nếu tiến triển tình trạng giảm bạch cầu trung tính, nên tạm ngừng sử dụng hoặc giảm liều mycophenolat mofetil (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng).
- Thẩm phân máu không giúp loại một lượng MPA hoặc MPAG có ý nghĩa lâm sàng khỏi tuần hoàn. Các thuốc gắn acid mật như cholestyramin có thể loại bỏ MPA bằng cách làm giảm tuần hoàn ruột gan của thuốc (xem mục Đặc tính dược động học).
4. Chống chỉ định
- Các phản ứng quá mẫn với mycophenolat mofetil đã được ghi nhận (xem mục Tác dụng không mong muốn). Do đó, chống chỉ định mycophenolat mofetil cho bệnh nhân quá mẫn với mycophenolat mofetil hoặc acid mycophenolic.
- Chống chỉ định mycophenolat mofetil cho phụ nữ đang cho con bú (xem mục Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú).
- Để biết thêm thông tin về việc sử dụng thuốc trong thai kỳ và các yêu cầu tránh thai, xem mục Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
5. Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn sau đây bao gồm những phản ứng bất lợi ghi nhận được trong các thử nghiệm lâm sàng:
Các phản ứng bất lợi chủ yếu liên quan đến việc sử dụng phối hợp mycophenolat mofetil cùng với ciclosporin va corticosteroid bao gồm tiêu chảy, giảm bạch cầu, nhiễm trùng máu, nôn và có dấu hiệu tăng tần suất một số loại nhiễm khuẩn (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng).
U ác tính:
Bệnh nhân đang áp dụng các phác đồ ức chế miễn dịch phối hợp thuốc, kể cả mycophenolat mofetil bị tăng nguy cơ tiến triển u lympho và các loại u ác tính khác, đặc biệt là trên da (xem thêm mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Bệnh rối loạn tăng sinh lympho hoặc u lympho tiến triển ở 0,6% bệnh nhân sử dụng mycophenolat mofetil (2 g hoặc 3 g hàng ngày) phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác trong các thử nghiệm lâm sàng đối chứng trên bệnh nhân ghép thận (dùng liều 2 g), tim và gan trong ít nhất 1 năm. Ung thư da không phải melanoma xuất hiện ở 3,6% bệnh nhân, các loại ung thư ác tính khác được ghi nhận ở 1,1% bệnh nhân. Dữ liệu về độ an toàn sau 3 năm ở bệnh nhân ghép thận và tim không cho thấy thay đổi bất thường nào vệ tỉ lệ u ác tính so với khi theo dõi 1 năm. Bệnh nhân ghép gan được theo dõi ít nhất 1 năm, nhưng dưới 3 năm.
Nhiễm trùng cơ hội:
Tất cả các bệnh nhân ghép tạng đều bị tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội; nguy cơ này tăng lên khi dùng liều nạp gây ức chế miễn dịch hoàn toàn (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Các loại nhiễm trùng cơ hội hay gặp nhất ở bệnh nhân sử dụng mycophenolat mofetil (2 g hoặc 3 g hàng ngày) cùng với các thuốc ức chế miễn dịch khác trong các thử nghiệm lâm sàng đối chứng trên bệnh nhân ghép thận (dùng liều 2 g), tim và gan trong ít nhất 1 năm là nhiễm nấm candida niêm mạc, nhiễm/mắc hội chứng virus cytomegalovirus (CMV) trong máu và nhiễm Herpes simplex. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm/mắc hội chứng virus CMV trong máu là 13,5%.
Trẻ em và thiếu niên (2 đến 18 tuổi):
Loại và tần suất của các phản ứng bất lợi trong một nghiên cứu lâm sàng trên 92 bệnh nhân nhi từ 2 đến 18 tuổi sử dụng liều 600 mg mycophenolate mofetil/m2 dùng theo đường uống, ngày 2 lần tương tự như ở người lớn dùng liều 1 g mycophenolat mofetil, ngày 2 lần. Tuy nhiên, các phản ứng bất lợi liên quan đến thuốc sau đây hay gặp hơn ở bệnh nhân nhi so với ở người lớn, đặc biệt là ở trẻ em dưới 6 tuổi: Tiêu chảy,nhiễm trùng máu, giảm bạch cầu, thiếu máu và nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi):
Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi) thường bị tăng nguy cơ gặp phải các phản ứng bất lợi do ức chế miễn dịch. Bệnh nhân cao tuổi sử dụng mycophenolat mofetil như một phần của phác đồ ức chế miễn dịch phối hợp có thể bị tăng nguy cơ mắc một số loại nhiễm khuẩn (như bệnh xâm lấn mô do cytomegalovirus), xuất huyết tiêu hóa và phù phổi so với ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn.
Các phản ứng bất lợi khác:
- Các phản ứng bất lợi, có thể hoặc có khả năng liên quan đến mycophenolat mofetil, đã được ghi nhận ở ≥ 1/10 và ở ≥ 1/100 đến < 1/10 bệnh nhân được điều trị bằng mycophenolat mofetil trong các thử nghiệm lâm sàng đối chứng trên bệnh nhân ghép thận (dùng liều 2 g), tim và gan được liệt kê trong bảng dưới đây.
- Trong mỗi hệ cơ quan, các tác dụng không mong muốn được liệt kê theo các mức tần suất sau đây: Rất hay gặp (≥ 1/10); hay gặp (≥ 1/100 đến < 1/10); ít gặp (≥ 1/1. 000 đến < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10. 000 dén < 1/1.000); rất hiếm gặp (< 1/10.000) và chưa rõ tần suất (chưa thể ước lượng được tần suất từ dữ liệu hiện có). Trong mỗi nhóm tần suất, các tác dụng không mong muốn được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng.
Các phản ứng bất lợi có thể hoặc có khả năng liên quan đến mycophenolat mofetil được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil phối hợp với cyclosporin và corticosteroid trong các thử nghiệm lâm sàng ghép thận, tim và gan.
Hệ cơ quan | Tần suất | Các phản ứng bất lợi |
Xét nghiệm | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Tăng men gan, tăng creatinin máu, tăng lactat dehydrogenase trong máu, tăng urê máu, tăng phosphatase, kiềm trong máu, giảm cân. | |
Rối loạn tim | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Nhịp tim nhanh | |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết | Rất hay gặp | Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu |
Hay gặp | Giảm toàn thể huyết cầu, tăng bạch cầu | |
Rối loạn hệ thần kinh | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Co giật, tăng trương lực, run, ngủ gà, hội chứng nhược cơ, chóng mặt, đau đầu, dị cảm, rối loạn vị giác | |
Rối loạn hô hấp, vùng ngực và trung thất | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Tràn dịch màng phổi, khó thở, ho | |
Rối loạn tiêu hóa | Rất hay gặp | Nôn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn |
Hay gặp | Xuất huyết tiêu hóa, viêm màng bụng, tắc ruột, viêm đại tràng, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm miệng, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi | |
Rối loạn thận và tiết niệu | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Suy thận | |
Rối loạn da và mô dưới da | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Tăng sản da, phát ban, mụn trứng cá, rụng tóc | |
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Đau khớp | |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Nhiễm toan, tăng kali huyết, hạ kali huyết, tăng đường huyết, hạ magnesi huyết, hạ calci huyết, tăng cholesterol máu, tăng lipid máu, hạ phosphat máu, tăng uric máu, gút, chán ăn | |
Nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn lan toả | Rất hay gặp | Nhiễm trùng máu, nhiễm nấm candida tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm Herpes simplex, Herpes zoster. |
Hay gặp | Viêm phổi, cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm nấm Monilia hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm nấm candida, viêm dạ dày – ruột, nhiễm khuẩn, viêm phế quản, viêm hầu họng, viêm xoang, nhiễm nấm da, nhiễm candida trên da, nhiễm candida âm đạo, viêm mũi. | |
Khối tân sinh lành tính, ác tính và chưa rõ bản chất (kể cả u nang và polyp) | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Ung thư da, u lành tính trên da | |
Rối loạn mạch máu | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Tụt huyết áp, tăng huyết áp, giãn mạch | |
Rối loạn toàn thân và phản ứng tại vị trí sử dụng | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Phù, sốt, ớn lạnh, đau, khó chịu, suy nhược | |
Rối loạn gan mật | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Viêm gan, vàng da, tăng bilirubin máu | |
Rối loạn tâm thần | Rất hay gặp | |
Hay gặp | Kích động, trạng thái lú lẫn, trầm cảm, lo lắng, suy nghĩ bất thường, mất ngủ |
Ghi chú: 501 (2 g mycophenolat mofetil hàng ngày), 289 (3 g mycophenolat mofetil mỗi ngày) và 277 (2 g mycophenolat mofetil theo đường tĩnh mạch/ 3 g theo đường uống mỗi ngày) bệnh nhân được điều trị trong các nghiên cứu pha III để dự phòng thải ghép tương ứng thận, tim và gan.
Những tác dụng không mong muốn sau đây bao gồm các phản ứng bất lợi ghi nhận được trong quá trình theo đối sau khi thuốc được lưu hành:
Các loại phản ứng bất lợi ghi nhận được ở bệnh nhân sử dụng mycophenolat mofetil trong quá trình theo dõi sau khi thuốc được lưu hành tương tự như các tác dụng không mong muốn quan sát thấy trong các nghiên cứu ghép thận, tim và gan có đối chứng. Các phản ứng bất lợi bổ sung được báo cáo trong quá trình theo dõi sau khi thuốc được lưu hành được mô tả dưới đây với các mức tần suất trong ngoặc đơn, nếu có.
Tiêu hóa:
Tăng sản lợi (≥ 1/100 đến < 1/10), viêm đại tràng, kế cả viêm đại tràng do cytomegalovirus (≥ 1/100 đến < 1/10), viêm tụy (≥ 1/100 đến < 1/10) và teo nhung mao ruột non.
Các rối loạn liên quan đến ức chế miễn dịch:
Nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm tính mạng bao gồm viêm màng não, viêm màng trong tim, lao và nhiễm mycobacteria không điển hình. Các trường hợp mắc bệnh thận do virus BK cũng như mắc bệnh não chất trắng đa ổ (PML) do virus JC đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch như mycophenolat mofetil. Mất bạch cầu hạt (≥ 1/1.000 đến < 1/100) và giảm bạch cầu trung tính đã được ghi nhận; do đó, cần thường xuyên giám sát bệnh nhân sử dụng mycophenolat mofetil (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Đã có báo cáo về tình trạng thiếu máu bất sản và suy tủy xương ở bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil, một số trường hợp dẫn đến tử vong.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
Các trường hợp bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Các ca đơn lẻ gặp bất thường hình thái bạch cầu hạt trung tính, kể cả dị dạng Pelger-Huet mắc phải đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil. Những thay đổi này không liên quan đến giảm chức năng bạch cầu hạt trung tính. Những thay đổi này có thể gợi ý tình trạng ‘‘chuyển trái” trong quá trinh phát triển của bạch cầu trung tính trong các xét nghiệm huyết học, có thể bị hiểu lầm thành dấu hiệu nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị ức chế miễn dịch như ở những đối tượng sử dụng mycophenolat mofetil.
Quá mẫn:
Các phản ứng quá mẫn như phù mạch thần kinh và phản ứng phản vệ đã được ghi nhận.
Rối loạn bẩm sinh:
Xem chi tiết ở mục Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Rối loạn hô hấp, vùng ngực và trung thất:
Đã có những báo cáo đơn lẻ về bệnh viêm phổi kẽ và xơ hóa phổi ở bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác, một số ca dẫn đến tử vong.
Báo cáo phản ứng bất lợi nghi ngờ:
- Việc báo cáo các phản ứng bất lợi nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép lưu hành là rất quan trọng. Điều này giúp theo dõi liên tục cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các nhân viên y tế được đề nghị thông báo bất kỳ phản ứng bất lợi nghi ngờ nào thông qua hệ thống báo cáo quốc gia được nêu tại Phụ lục V.
- Thông báo cho bác sĩ bất kỳ tác dụng mong muốn nào gặp phải trong quá trình dùng thuốc.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụng
– Thai kỳ và cho con búPhụ nữ có thai:
Phụ nữ cho con bú: Mycophenolat mofetil được tiết vào sữa ở chuột. Chưa rõ thuốc có tiết vào sữa ở người hay không. Do nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, chống chỉ định mycophenolat mofetil ở phụ nữ cho con bú (xem mục Chống chỉ định). – Khả năng lái xe và vận hành máy mócChưa tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Dược lực học của thuốc và các phản ứng bất lợi ghi nhận được cho thấy thuốc ít có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. – Tương tác thuốcCác nghiên cứu về tương tác thuốc chỉ được tiến hành trên người lớn. Aciclovir: Nồng độ aciclovir cao hơn đã được ghi nhận khi mycophenolat mofetil được sử dụng cùng với aciclovir so với chỉ dùng aciclovir đơn độc. Thay đổi về dược động học của MPAG (dạng liên hợp glucuronid của MPA) (MPAG tăng 8%) là nhỏ và không được xem là có ý nghĩa lâm sàng. Do nồng độ MPAG trong huyết tương tăng lên trong trường hợp suy thận, tương tự như nồng độ aciclovir, có thể xảy ra nguy cơ cạnh tranh bài tiết qua ống thận giữa mycophenolat mofetil với aciclovir hoặc tiền chất của aciclovir là valaeiclovir, làm tăng thêm nồng độ của cả hai thuốc. Antacid và các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tình trạng giảm nồng độ acid mycophenolic (MPA) đã được ghi nhận khi các antacid như magnesi và nhôm hydroxid cũng như các PPI như lansoprazol và pantoprazol được sử dụng cùng với mycophenolat mofetil. Khi so sánh tỷ lệ thải ghép hoặc tỷ lệ mất mô ghép giữa bệnh nhân điều trị bằng mycophenolat mofetil đang dùng các PPI so với bệnh nhân không dùng PPI, không thấy khác biệt đáng kể. Những dữ liệu này cho phép ngoại suy cho tất cả các antacid do mức giảm nồng độ thuốc khi mycophenolat mofetil dùng đồng thời với magnesi và nhôm hydroxid ít hơn so với khi dùng đồng thời với các PPI. Cholestyramin: Khi dùng liều duy nhất 1,5 g mycophenolat mofetil cho người tình nguyện khỏe mạnh đã được dùng trước 4 g cholestyramin ngày 3 lần trong 4 ngày, trị số AUC của MPA giảm 40% (xem mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng và mục Đặc tính dược động học). Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời hai thuốc này do nguy cơ làm giảm hiệu quả điều trị của mycophenolat mofetil. Các thuốc ảnh hưởng đến tuần hoàn ruột gan: Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến tuần hoàn ruột gan cùng với mycophenolat mofetil do nguy cơ làm giảm hiệu quả điều trị của mycophenolat mofetil. Ciclosporin A:
Ganciclovir: Dựa trên các kết quả của một nghiên cứu dùng liều duy nhất mức liều đề nghị của mycophenolat mofetil theo đường uống và ganciclovir theo đường tĩnh mạch cũng như những ảnh hưởng đã biết của tình trạng suy thận đến dược động học của mycophenolat mofetil (xem mục Liều lượng và cách dùng) và ganciclovir, có thể dự đoán rằng sử dụng đồng thời các thuốc này (cạnh tranh bài tiết qua ống thận) sẽ làm tăng nồng độ MPAG và ganciclovir. Dược động học của MPA không thay đổi đáng kể và không cần hiệu chỉnh liều mycophenolat mofetil. Ở bệnh nhân suy thận mà mycophenolat mofetil và ganciclovir hoặc các tiền chất của ganciclovir như valganciclovir được sử dụng đồng thời, cần tham khảo khuyến cáo về liều dùng của ganciclovir và theo dõi cẩn thận bệnh nhân. Các thuốc tránh thai dùng theo đường uống: Dược động học và dược lực học của các thuốc tránh thai dùng theo đường uống không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời với mycophenolat mofetil (xem thêm mục Đặc tính dược động học). Rifampicin: Ở bệnh nhân không sử dụng ciclosporin, dùng đồng thời mycophenolat mofetil và rifampicin làm giảm nồng độ MPA (trị số AUC0-12 giờ) từ 18% đến 70%. Khuyến cáo theo dõi nồng độ MPA để hiệu chỉnh liều mycophenolat mofetil tương ứng nhằm duy trì hiệu quả lâm sàng của mycophenolat mofetil khi sử dụng đồng thời với rifampicin. Sirolimus: Ở bệnh nhân ghép thận, sử dụng đồng thời mycophenolat mofetil cùng với CsA làm giảm nồng độ MPA từ 30-50% so với ở bệnh nhân dùng phối hợp sirolimus và liều tương đương mycophenolat mofetil (xem thêm mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Sevelamer: Tình trạng giảm Cmax và AUC0-12 của MPA lần lượt 30% và 25% đã được ghi nhận khi sử dụng đồng thời mycophenolat mofetil va sevelamer mà không gây ra bất kỳ hậu quả nào trên lâm sàng (ví dụ như thải ghép). Tuy nhiên, nên sử dụng mycophenolat mofetil ít nhất 1 giờ trước và 3 giờ sau khi dùng sevelamer để giảm thiểu ảnh hưởng đến hấp thu MPA. Chưa có dữ liệu về tương tác giữa mycophenolat mofetil với các thuốc gắn phosphat khác ngoài sevelamer. Trimethoprim/sulfamethoxazol: Chưa ghi nhận ảnh hưởng của các thuốc này đến sinh khả dụng của MPA. Norfloxacin và metronidazol: Ở người tình nguyện khỏe mạnh, chưa ghi nhận tương tác đáng kể nào khi mycophenolat mofetil được sử dụng đồng thời với từng thuốc norfloxacin và metronidazol. Tuy nhiên, dùng phối hợp cả norfloxacin và metronidazol làm giảm nồng độ MPA khoảng 30% khi sử dụng liều duy nhất mycophenolat mofetil. Ciprofloxacin và amoxicillin cùng với acid clavulanic: Tình trạng giảm nồng độ MPA trước mỗi liều (nồng độ đáy) ở mức khoảng 50% đã được ghi nhận ở bệnh nhân ghép thận trong những ngày đầu tiên ngay sau khi bắt đầu dùng ciprofloxacin hoặc amoxicillin cùng với acid clavulanic theo đường uống. Tác dụng này có xu hướng giảm đi khi tiếp tục sử dụng kháng sinh hoặc biến mất trong vòng vài ngày sau khi ngừng dùng kháng sinh. Việc thay đổi nồng độ MPA trước mỗi liều có thể không đại diện cho sự thay đổi nồng độ MPA toàn thể. Do đó, việc thay đổi liều mycophenolat mofetil thường không cần thiết nếu không có biểu hiện rối loạn chức năng mô ghép trên lâm sàng. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trên lâm sàng trong khi phối hợp thuốc và ngay sau khi điều trị bằng kháng sinh. Tacrolimus: Ở bệnh nhân ghép gan bắt đầu sử dụng mycophenolat mofetil và tacrolimus, trị số AUC và Cmax của MPA, dạng chuyển hóa có hoạt tính của mycophenolat mofetil không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng đồng thời tacrolimus. Ngược lại, trị số AUC của tacrolimus tăng khoảng 20% khi dùng đa liều mycophenolat mofetil (1,5 g ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối) cho bệnh nhân đang sử dụng tacrolimus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân ghép thận, nồng độ tacrolimus không bị thay đổi bởi mycophenolat mofetil (xem thêm mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). Các tương tác khác: Sử dụng đồng thời probenecid cùng với mycophenolat mofetil trên khi làm tăng trị số AUC của MPAG lên 3 lần. Do đó, các thuốc khác đã biết là được bài tiết qua ống thận có thể cạnh tranh đào thải với MPAG và do đó làm tăng nồng độ trong huyết tương của MPAG hoặc các thuốc bài tiết qua ống thận. Vaccine chứa vi sinh vật sống: Không nên sử dụng các vaccine có chứa vi sinh vật sống cho bệnh nhân giảm đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng kháng thể với các vaccine khác có thể giảm (xem thêm mục Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng). |
7. Dược lý
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
- Phân loại dược trị liệu: Thuốc ức chế miễn dịch.
- Mã ATC: L04A A06
- Cơ chế tác dụng: Mycophenolat mofetil là dạng este 2-morpholinoethyl của acid mycophenolic (MPA). MPA là một chất ức chế mạnh, chọn lọc, không cạnh tranh và có hồi phục trên inosin monophosphat dehydrogenase và do đó ức chế con đường tổng hợp mới nhân nucleotid của guanosin mà không kết hợp với ADN. Do sự tăng sinh của các tế bào Iympho T và B phụ thuộc chặt chế vào quá trình tổng hợp mới nhân purin trong khi các dòng tế bào khác có thể tận dụng cơ chế tái sử dụng nhân purin nên MPA có tác dụng kìm hãm tế bào lympho mạnh hơn so với các tế bào khác.
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Hấp thu:
Sau khi uống, mycophenolat mofetil được hấp thu nhanh, mạnh và chuyển hóa lần đầu hoàn toàn thành dạng chuyển hóa có hoạt tính là MPA. Kết quả ức chế thải ghép cấp sau ghép thận cho thấy hoạt tính ức chế miễn dịch của mycophenolat mofetil có liên quan với nồng độ MPA. Sinh khả dụng trung bình của mycophenolat mofetil dùng theo đường uống, tính theo trị số AUC của MPA là 94% so với khi dùng theo đường tĩnh mạch. Thức ăn không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu (trị số AUC của MPA) của mycophenolat mofetil khi sử dụng liều 1,5 g ngày 2 lần cho bệnh nhân ghép thận. Tuy nhiên, trị số Cmax của MPA giảm 40% khi có mặt thức ăn. Sau khi uống, nồng độ mycophenolat mofetil trong huyết tương ở mức thấp, không xác định được.
Phân bố:
- Do kết quả của tuần hoàn ruột gan, tình trạng tăng nồng độ MPA trong huyết tương thứ phát thường được ghi nhận tại thời điểm khoảng 6 – 12 giờ sau khi dùng thuốc. Trị số AUC của MPA giảm khoảng 40% khi sử dụng đồng thời cholestyramin (4 g ngày 3 lần), cho thấy một lượng lớn thuốc đi vào tuần hoàn ruột gan.
- Ở các mức nồng độ trên lâm sàng, 97% MPA liên kết với albumin huyết tương.
Chuyển hóa:
MPA được chuyển hóa chủ yếu bởi glucuronyl transferase để tạo thành dạng liên hợp glucuronid phenolic của MPA (MPAG) là dạng không có hoạt tính dược lý.
Thải trừ:
- Một lượng thuốc không đáng kể (< 1% liều dùng) được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng MPA. Liều mycophenolat mofetil đánh dấu phóng xạ dùng theo đường uống được tìm thấy đầy đủ với 93% liều dùng tìm thấy trong nước tiểu và 6% trong phân. Phần lớn (khoảng 87%) liều sử dụng được đào thải qua nước tiểu dưới dạng MPAG.
- Ở các mức nồng độ trên lâm sàng, MPA và MPAG không bị loại khỏi tuần hoàn qua thẩm phân máu. Tuy nhiên, ở các mức nồng độ cao của MPAG trong huyết tương (> 100µl/ml), một lượng nhỏ PAG được loại khỏi tuần hoàn qua thẩm phân máu.
- Ở giai đoạn sớm (< 40 ngày) sau ghép tạng, bệnh nhân ghép thận, tim và gan có trị số AUC trung bình của MPA thấp hơn khoảng 30% và Cmax thấp hơn khoảng 40% so với ở giai đoạn muộn (3 – 6 tháng sau ghép tạng).
Bệnh nhân suy thận:
Trong một nghiên cứu (6 bệnh nhân/nhóm) sử dụng liều duy nhất, trị số AUC trung bình của MPA trong huyết tương ghi nhận được ở bệnh nhân bị suy thận mạn tính nặng (tốc độ lọc cầu thận < 25 ml/phút/1,73 m2) cao hơn 28- 75% so với ở người khỏe mạnh hoặc người có mức độ suy thận nhẹ hơn. Tuy nhiên, trị số AUC trung bình của MPAG khi dùng liều duy nhất ở bệnh nhân suy thận nặng cao hơn 3 – 6 lần so với ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc người khỏe mạnh, phù hợp với đặc điểm thải trừ của MPAG qua thận. Việc sử dụng đa liều mycophenolat mofetil cho bệnh nhân suy thận mạn tính nặng chưa được nghiên cứu. Chưa có dữ liệu về sử dụng thuốc cho bệnh nhân ghép tim hoặc ghép gan bị suy thận nặng.
Thận ghép chậm hoạt động:
Ở những bệnh nhân mà thận ghép chậm hoạt động sau ghép tạng, trị số AUC (0-12 giờ) trung bình của MPA tương đương như ở bệnh nhân mà thận ghép không bị chậm hoạt động sau ghép tạng. Trị số AUC (0-12 giờ) trung bình của MPAG trong huyết tương ở những bệnh nhân này cao gấp 2 – 3 lần so với ở bệnh nhân mà thận ghép không bị chậm hoạt động sau ghép tạng. Tỷ lệ dạng MPA tự do và nồng độ MPA trong huyết tương ở bệnh nhân có chức năng thận ghép chậm hoạt động tăng thoáng qua. Không cần hiệu chỉnh liều mycophenolat mofetil trong trường hợp này.
Bệnh nhân suy gan:
Ở người tình nguyện bị xơ gan do rượu, quá trình liên hợp glucuronid của MPA tại gan không bị ảnh hưởng bởi bệnh nhu mô gan. Ảnh hưởng của bệnh gan lên quá trình này có thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Tuy nhiên, bệnh gan, chủ yếu là các tình trạng tổn thương đường mật như xơ hóa đường mật nguyên phát có thể có ảnh hưởng khác.
Trẻ em và thiếu niên (2 đến 18 tuổi):
Các thông số dược động học đã được đánh giá trên 42 bệnh nhân nhi ghép thận sử dụng mycophenolat mofetil liều 600 mg/m2 theo đường uống, ngày 2 lần. Sử dụng mức liều này thu được trị số AUC của MPA tương tự như ở người lớn ghép thận dùng mycophenolat mofetil với liều 1 g ngày 2 lần trong giai đoạn sớm và muộn sau ghép tạng. Trị số AUC của MPA giữa các nhóm là như nhau khi so sánh ở giai đoạn sớm và muộn.
Bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi):
Dược động học của mycophenolat mofetil ở bệnh nhân cao tuổi chưa được đánh giá chính thức.
Các thuốc tránh thai dùng theo đường uống:
Dược động học của các thuốc tránh thai dùng theo đường uống không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời mycophenolat mofetil (xem thêm mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác). Một nghiên cứu dùng đồng thời mycophenolat mofetil (1 g, ngày 2 lần) và thuốc tránh thai dạng phối hợp đường uống chứa ethinylestradiol (0,02 mg đến 0,04 mg) và levonorgestrel (0,05 mg đến 0,15 mg), desogestrel (0,15 mg) hoặc gestoden (0,05 mg đến 0, 10 g) được tiến hành trên 18 phụ nữ không ghép tạng (không sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác) trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp cho thấy mycophenolat mofetil không ảnh hưởng đến tác dụng ức chế rụng trứng của thuốc tránh thai dùng theo đường uống. Nồng độ hormon tạo hoàng thể (LH), hormon kích thích nang (FSH) và progesteron trong huyết thanh không bị ảnh hưởng đáng kể.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Viên nén bao phim.
– Bảo quản
Bảo quản dưới 30 độ C, ở nơi khô ráo và thoáng mát.
– Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
– Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Teva Pharmaceutical Works Private Limited Company.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.