Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
Hoạt chất:
Betamethasone (dưới dạng Valerate) (B.P.) 0,1% w/w.
Neomycin Sulphate (B.P.) 0,5% w/w.
Tá dược: Parafin lỏng, Sáp ong, Cồn Phenyl Ethylic, Paraffin trắng mềm.
2. Công dụng (Chỉ định)
Viêm da có đáp ứng với corticosteroid dùng tại chỗ. Chàm, bao gồm chàm dị ứng, chàm trẻ em, chàm dạng đĩa, chàm ứ máu. Bệnh vảy nến. Ngứa sần. Chốc. Viêm da tiếp xúc. Viêm da thần kinh bao gồm liken đơn. Viêm da tăng tiết bã nhờn. Lupus ban đỏ hình đĩa. Mẩn đỏ. Viêm da ánh sáng. Vết côn trùng cắn.
3. Cách dùng – Liều dùng
Bôi một lượng nhỏ thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày lên vùng da bị bệnh hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Quá liều
Hiếm khi xảy ra quá liều cấp, tuy nhiên, khi bị quá liều mãn tính hay lạm dụng thuốc, có thể gặp triệu chứng cường vỏ thượng thận, lúc này, nên ngưng dùng corticoid tại chỗ ngay.
4. Chống chỉ định
Sang thương da do nhiễm virus. Mụn trứng cá. Viêm da quanh miệng. Thuốc có chứa Neomycin không nên dùng điều trị viêm tai ngoài khi màng nhĩ bị thủng vì có thể gây độc tính ở tai.
5. Tác dụng phụ
Dùng thuốc quá thường xuyên trên vùng da rộng hoặc trên vùng da bị băng ép có thể làm cho thuốc bị hấp thu toàn thân gây nên các triệu chứng của cường vỏ thượng thận. Tác dụng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, trên vùng da bị băng ép ở trẻ sơ sinh, trẻ mặc tã giấy cũng là một dạng vùng da bị băng kín.
Hiếm khi gặp trường hợp điều trị vảy nến bằng corticosteroid (hay dẫn chất) bị cho là gây ra dạng mụn mủ của bệnh này.
Thuốc mỡ AtcoBeta-N thường được dung nạp tốt, tuy nhiên cần ngừng thuốc ngay khi thấy có dấu hiệu mẫn cảm. Một số tác dụng phụ tại chỗ xảy ra không thường xuyên khi dùng corticosteroid tại chỗ đã được báo cáo, tuy nhiên có thể xảy ra thường xuyên hơn khi sử dụng phương pháp băng ép. Các tác dụng phụ này được liệt kê theo tần suất giảm dần như sau: nóng, ngứa, kích ứng da, khô da, viêm nang lông, rậm lông, nổi mề đay dạng mụn, giảm sắc tố, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nhiễm trùng thứ phát, teo da, chứng vạch da và hạt kê ở da. “Thông báo cho bác sĩ trong trường hợp có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra trong khi đang sử dụng thuốc.”
6. Lưu ý
– Thận trọng khi sử dụng
Các corticoid sẽ hấp thu vào cơ thể nhiều hơn nếu bôi thuốc trong thời gian dài trên diện rộng của da, trên vùng da mỏng, ở các nếp gấp da, hay ở vùng da đang bị băng ép (bao gồm cả việc mặc tã). Việc này làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ tại chỗ như làm mỏng da cũng như các tác dụng phụ toàn thân như giảm sản xuất các hormon tuyến thượng thận. Vì vậy, nếu có thể, cần tránh dùng thuốc liên tục trong thời gian dài, nhất là trên trẻ em và trên diện rộng da. Chỉ áp dụng kỹ thuật băng ép vùng da bệnh khi có hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc này chỉ được dùng ngoài da.
Khi được chỉ định dùng thuốc này để điều trị vảy nến, cần thường xuyên đến bác sỹ để theo dõi. Vì mặc dù các corticoid có thể hữu dụng trong điều trị vảy nến trong thời gian ngắn, các corticoid đôi khi có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên xấu hơn, và có thể tạo điều kiện chuyển thành dạng vảy nến có mủ sau khi ngưng điều trị.
Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt hay các vùng niêm mạc mỏng ẩm ướt trong cơ thể như là miệng, hốc mũi (màng nhầy). Rửa bằng nước nguội nếu tình cờ xảy ra sự tiếp xúc này. Không nên dùng thuốc này quá 5 ngày trên mặt hay trên trẻ em. Nếu được bác sĩ khuyên nên băng vết thương khi dùng thuốc này, cần làm sạch da trước khi băng vết thương. Khi thuốc được chỉ định dùng trên trẻ em hay trên mặt, không nên áp dụng kỹ thuật băng ép (kể cả việc mặc tã) trên vùng da cần điều trị, vì việc này có thể làm tăng sự hấp thu thuốc vào cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ. Rửa tay cẩn thận sau khi bôi thuốc, trừ khi tay đang là vùng da cần điều trị.
Không dùng thuốc quá thời gian bác sĩ chỉ định, hay cho các nhiễm trùng tái phát, vì việc này có thể làm cho da trở nên quá mẫn cảm hay dị ứng thuốc.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy nhiễm trùng lan rộng, hay kết quả không hay tiến triển ít sau 7 ngày điều trị, vì có thể cần phải ngưng dùng thuốc để chuyển sang dùng kháng sinh đường uống.
Không pha loãng thuốc bằng các chất làm ẩm hay bất cứ chất nào khác.
– Thai kỳ và cho con bú
Phụ nữ mang thai
Chỉ dùng corticoid dùng tại chỗ cho phụ nữ có thai khi lợi ích đem đến hơn hẳn nguy cơ có thể có trên thai nhi. Không nên dùng thuốc quá độ như dùng với liều lượng lớn hay với thời gian kéo dài trên phụ nữ mang thai.
Phụ nữ cho con bú
Hiện không biết corticoid dùng tại chỗ được hấp thu vào máu với lượng có đủ để có thể tìm thấy trong sữa mẹ không. Corticoid dạng hấp thu toàn thân được bài tiết vào sữa mẹ với lượng hầu như không đủ để gây tác động có hại trên trẻ. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng corticoid tại chỗ trên phụ nữ cho con bú.
– Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có ảnh hưởng.
– Tương tác thuốc
Không có tương tác đáng kể. Tuy nhiên, khi bôi thuốc trên diện rộng da trong thời gian dài, lượng hoạt chất hấp thu vào cơ thể có thể đủ để ảnh hưởng đến các thuốc đang dùng khác. Hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để có thêm thông tin.
7. Dược lý
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Betamethasone cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có một lượng betamethasone được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Betamethasone phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethasone liên kết rộng rãi với các protein huyết tương, chủ yếu là với globulin còn với albumin thì ít hơn. Các corticosteroid tổng hợp bao gồm betamethasone, ít liên kết rộng rãi với protein hơn so với hydrocortison. Nửa đời của chúng cũng có chiều hướng dài hơn; betamethasone là một glucocorticoid tác dụng kéo dài. Các corticosteroid được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhưng cũng cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
Chuyển hóa của các corticosteroid tổng hợp, bao gồm betamethasone, chậm hơn và ái lực liên kết protein của chúng thấp hơn, điều đó có thể giải thích hiệu lực mạnh hơn so với các corticosteroid tự nhiên.
Neomycin: hấp thu thuốc có thể tăng lên khi niêm mạc bị viêm hoặc tổn thương. Khi được hấp thu, thuốc sẽ thải trừ nhanh qua thận dưới dạng hoạt tính. Nửa đời của thuốc khoảng 2 – 3 giờ.
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
Betamethasone valerate là một corticosteroid có tính kháng viêm và ức chế miễn dịch tại chỗ. Tương tự các hormon steroid khác, betamethasone valerate tác động bằng cách kiểm soát mức độ tổng hợp các protein. Neomycin có tính kháng khuẩn với các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm phần lớn các vi khuẩn gram dương cũng như gram âm, neomycin hiệu quả trên các bệnh da nhiễm khuẩn.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Thuốc mỡ màu trắng nhạt, không có tạp chất.
– Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng.
– Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Thương hiệu
Atco.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.