Mọi thông tin dưới đây đã được Dược sĩ biên soạn lại. Tuy nhiên, nội dung hoàn toàn giữ nguyên dựa trên tờ Hướng dẫn sử dụng, chỉ thay đổi về mặt hình thức. |
1. Thành phần
Mỗi tuýp 5g có chứa:
- Thành phần dược chất: Mupirocin 100 mg.
- Thành phần tá dược: Vừa đủ (PEG 400, PEG 3350) 5,0 g.
2. Công dụng (Chỉ định)
Thuốc mỡ bôi da Skinrocin chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da như:
Chốc lở, viêm nang lông, mụn nhọt do vi khuẩn có nhiều khả năng nhạy cảm: Như Staphylococcus aureus, kể cả chủng đã kháng methicillin, các chủng staphylococci, streptococci khác, các vi khuẩn Gram âm như Escherichia coli, Haemophilus influenzae.
3. Cách dùng – Liều dùng
– Cách dùng
Rửa sạch vùng cần bôi thuốc với nước sạch, làm khô, sau đó bôi một lượng nhỏ thuốc và xoa nhẹ nhàng, đảm bảo thuốc phủ đều vùng da cần điều trị.
– Liều dùng
Người lớn (bao gồm cả người già, người chức năng gan kém): Bôi 2 – 3 lần mỗi ngày, dùng đến 10 ngày.
Người có suy thận: Thuốc có chứa hỗn hợp tá dược là Polyethylen glycol, có thể được hấp thu qua da có tổn thương và được bài tiết qua thận, do đó không nên sử dụng khi có nguy cơ hấp thu một lượng lớn Polyethylen glycol hoặc kết hợp với một sản phẩm chứa Polyethylen glycol khác.
Rửa sạch tay sau khi thoa thuốc, trừ trường hợp sử dụng thuốc cho các tổn thương ở bàn tay và ngón tay.
Không dùng kèm hoặc trộn Skinrocin với bất cứ chế phẩm bôi ngoài da nào khác vì có thể làm giảm hoạt tính kháng khuẩn và mất ổn định của Mupirocin trong thuốc mỡ.
– Quá liều
- Có rất ít dữ liệu liên quan đến sử dụng quá liều mupirocin bôi ngoài da. Khi sử dụng quá liều nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ tăng lên.
- Nếu vô ý nuốt phải một lượng lớn thuốc có thể gây ra các phản ứng rối loạn tiêu hóa gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Các trường hợp nặng do dị ứng với tá dược có trong chế phẩm có thể gây các phản ứng phản vệ.
Xử lý quá liều
- Không có hướng dẫn xử lý cụ thể khi sử dụng quá liều. Nếu sử dụng quá liều, người bệnh cần được theo dõi và điều trị hỗ trợ tùy vào các phản ứng xảy đến.
- Nếu nuốt phải thuốc cần báo ngay cho cán bộ y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời.
4. Chống chỉ định
Thuốc mỡ bôi da Skinrocin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với Mupirocin và các thành phần của thuốc.
- Không sử dụng cho mắt, niêm mạc mũi hoặc vùng đặt cannu tĩnh mạch.
5. Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc mỡ bôi da Skinrocin thường gặp các tác dụng không mong muốn ( ADR ) như:
Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10
- Cảm giác bỏng rát tại vị trí bôi thuốc và vùng da lân cận.
Ít gặp, 1/1000 ≤ ADR < 1/100:
- Ngứa, ban đỏ và khô da khư trú tại vị trí bôi thuốc.
- Phản ứng mẫn cảm với mupirocin hoặc các tá dược trong công thức.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10,000:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch, bao gồm các phản ứng dị ứng toàn thân, phát ban, mày đay và phù mạch.
6. Lưu ý |
– Thận trọng khi sử dụngThuốc có chứa hỗn hợp tá dược là Polyethylen glycol, có thể được hấp thu qua da có tổn thương và được bài tiết qua thận, do đó không nên sử dụng khi có nguy cơ hấp thu một lượng lớn Polyethylen glycol hoặc kết hợp với một sản phẩm chứa Polyethylen glycol khác, đặc biệt trong trường hợp có dấu hiệu suy thận. Không được để thuốc tiếp xúc với mắt, nếu vô tình để thuốc dính lên mắt, cần rửa mắt dưới dòng nước sạch và theo dõi nếu có phản ứng bất thường. Mupirocin dùng ngoài kéo dài sẽ dẫn tới sự phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm với thuốc bao gồm cả nấm. Nếu dấu hiệu của bệnh không được cải thiện rõ ràng sau 5 – 7 ngày điều trị với mupirocin, cần ngừng thuốc và đánh giá lại điều trị, có thể thay sang thuốc kháng sinh khác. Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với việc sử dụng thuốc kháng sinh và có thể dao động trong mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét tình trạng này ở những bệnh nhân tiến triển tiêu chảy trong khi hoặc sau khi sử dụng kháng sinh. Mặc dù điều này ít có khả năng xảy ra với mupirocin bôi ngoài da, nếu tiêu chảy kéo dài hoặc đáng kể xảy ra hoặc có tiền sử, nên ngưng thuốc ngay lập tức và báo lại với bác sĩ. – Thai kỳ và cho con búCác nghiên cứu sinh sản trên động vật không ghi nhận các bằng chứng về tác hại của mupirocin lên bào thai; Các quan sát tiền lâm sàng cho thấy khi sử dụng ngoài da rất khó có thể xảy ra các phản ứng với người sử dụng ở điều kiện thường. Các nghiên cứu cũng cho thấy không có rủi ro đột biến xuất hiện. Tuy nhiên, hiện chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, vì vậy chỉ dùng mupirocin cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết. Vì chưa rõ thuốc có tiết vào sữa mẹ hay không, cần tạm thời ngừng cho con bú trong khi dùng mupirocin. Nếu buộc phải sử dụng mupirocin ở vùng ngực cần làm vệ sinh kĩ trước khi cho trẻ bú lại. – Khả năng lái xe và vận hành máy mócThuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. – Tương tác thuốcChưa ghi nhận tương tác thuốc với mupirocin bôi ngoài da trên lâm sàng. Các nghiên cứu in vitro với Escherichia coli cho thấy cloramphenicol đối kháng với tác dụng của mupirocin trên sự tổng hợp RNA của vi khuẩn, tuy nhiên ý nghĩa lâm sàng chưa được xác định. Không được dùng đồng thời thuốc mỡ bôi da mupirocin với bất cứ thuốc hoặc chế phẩm bôi ngoài da nào khác vì hiệu quả và tương tác chưa được nghiên cứu. |
7. Dược lý
– Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)
Mã ATC: D06AX09.
Cơ chế tác dụng:
- Mupirocin là sản phẩm lên men của Pseudomonas fluorescens. Thuốc ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn thuận nghịch vào isoleucyl tRNA synthetase là enzym xúc tác sự tạo thành isoleucyl – tRNA từ isoleucin tRNA.
- Thuốc có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Sau khi bôi mỡ mupirocin 2%, thuốc đạt nồng độ diệt khuẩn tại da. Các nghiên cứu in vitro cho thấy pH thông thường của da khoảng 5,5 được coi là yếu tố thuận lợi cho tác dụng của thuốc khi bôi ngoài da.
Kháng thuốc:
- Kháng thấp trong chủng staphylococci được cho là kết quả từ những đột biến điểm trong staphylococcal chromosomal gene (ileS) bình thường là mục tiêu của isoleucyl tRNA synthetase.
- Kháng cao ở chủng staphylococci đã được chứng minh là do sự xuất hiện của một Plasmid riêng biệt có khả năng mã hóa isoleucyl tRNA synthetase.
- Kháng nội sinh ở các chủng Gram âm như Enterobacteriaceae có thể do sự thấm kém của Mupirocin với màng ngoài của tế bào vi khuẩn.
- Do cấu trúc hóa học đặc biệt và cơ chế tác động riêng biệt, Mupirocin không ghi nhận kháng chéo với bất cứ kháng sinh có sẵn trên lâm sàng.
Tính nhạy cảm với các chủng vi sinh vật:
- Các loài nhạy cảm với Mupirocin: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus spp. (nhóm β tan huyết, khác với S.pyogenes).
- Các loài còn nhạy cảm nhưng kháng thuốc có thể là một vấn đề: Staphylococcus spp., coagulase âm.
- Các loài có kháng nội sinh: Corynebacterium spp., Micrococcus spp.
– Dược động học (Tác động của cơ thể với thuốc)
Khi bôi ngoài da, một lượng thuốc rất nhỏ được hấp thu vào vòng tuần hoàn chung. Thuốc nhanh chóng chuyển hoá thành acid monic, một chất không có hoạt tính kháng khuẩn tại gan và được thải trừ hầu hết qua thận.
Tính thấm của Mupirocin qua lớp biểu bì và hạ bì dưới da tăng lên khi da bị tổn thương, vùng da có nếp gấp và khi được băng kín.
8. Thông tin thêm
– Đặc điểm
Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da.
– Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Nhiệt độ không quá 30 độ C.
- Tránh ánh sáng.
– Quy cách đóng gói
Tuýp 5g.
– Hạn dùng
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm VCP.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.